Xe

Tôi chạy xe ôm ở sân bay Tân Sơn Nhất - Kỳ 3: Luật ngầm phân chia

02/06/2016 14:18 GMT+7

Mưu sinh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nên cánh xe ôm bắt khách ở sân bay Tân Sơn Nhất được chia thứ bậc đàng hoàng. Ai cũng phải biết đâu là giới hạn bắt khách của mình.

Bến bãi, luật định đã được ban bố, phân chia nhưng như chúng tôi nói trong hai bài viết trước, cũng không thể không xảy ra xô xát giữa xe ôm cũ và mới, hay với xe ôm Grabike.
Khu vực ra vào sân bay Tân Sơn Nhất gồm bãi sân rộng trước bãi giữ xe máy và con đường bê tông rộng hơn 1m, dài khoảng 300 m, từ bãi xe vào đến ga quốc nội.
Tại đây, được cánh xe ôm chia thành ba khu vực hoạt động riêng biệt. Trong đó, đàn anh được toàn quyền hoạt động bất cứ khu vực nào mình muốn mà không ai dám có ý kiến.
Chia khu vực hoạt động
Theo ghi nhận của chúng tôi, khu vực thứ nhất là đoạn đường dài khoảng 100m nối từ cổng nhà ga quốc nội hướng ra bãi giữ xe máy, thuộc quyền sở hữu của những cánh xe ôm lâu năm.
Những người mới gia nhập, không được phép bắt khách khi chưa có sự đồng ý. Đây cũng là con đường trung tâm khách đi bộ từ sân bay ra bãi xe máy và đường Trường Sơn. Mỗi lượt khách đi qua, đều được những cánh xe ôm tại đây chào hỏi đầu tiên.
Khu vực thứ hai cũng là một đoạn dài gần 100m nối tiếp khu vực thứ nhất. Sau khi đàn anh ngã giá và bắt khách không thành công, những cánh xe ôm khu vực này sẽ hạ giá thấp hơn để tiếp tục chào mời, đón khách. Ban ngày, khu vực này luôn có năm xe ôm túc trực đón khách và xác suất có khách lên xe cũng rất cao.
Những luật ngầm của xe ôm ở sân bay Tân Sơn Nhất 2
Đêm đến, hoạt động bắt khách của xe ôm sân bay trở nên quyết liệt hơn.
Khu vực thứ ba, đoạn còn lại kéo dài đến bãi đậu xe máy giáp đường Trường Sơn. Dành cho những lính mới vào nghề xe ôm và cũng là điểm cuối cùng chỉ bắt được khách giá bèo. Xe ôm khu vực này không được phép hoạt động ở hai khu vực đầu tiên.
Qua quan sát, cả ba khu vực trên những ngày qua, ban ngày luôn túc trực đội ngũ hơn 10 xe ôm hoạt động. Thấy khách đi qua, những người này liền tiếp cận chèo kéo trả giá. Thậm chí có nhiều trường hợp xe ôm níu tay khách lại để trả giá khiến nhiều người tỏ ra khó chịu.
Khi thấy bóng dáng an ninh sân bay đi tuần, tất cả đều tháo chạy vào công trình đang xây dựng bãi đậu xe gần đó né tránh, sau đó lại trở ra vị trí cũ hoạt động.
Những luật ngầm của xe ôm ở sân bay Tân Sơn Nhất 3
Con đường bê tông dài khoảng 300m từ bãi xe vào ga quốc nội luôn có đông đảo lực lượng xe ôm đứng bắt khách.
Trưa 20.5, một đoàn khách hơn 15 người từ sân bay quốc nội đẩy hành lý ra bãi xe, liền được cánh xe ôm khu vực đầu tiên đon đả mời: “Xe ôm không anh chị ơi?”. H. một xe ôm lâu năm tại đây nhận được được tín hiệu một phụ nữ muốn đi về Chợ Cầu (Q.Gò Vấp), H. ra giá 130.000 đồng, bị người này chê mắc, lắc đầu từ chối.
Nữ khách tiếp tục được những cánh xe ôm khu vực thứ hai, hạ giá 100.000 đồng, nhưng cũng không được chấp nhận. Cuối cùng cánh xe ôm khu vực hạng bét ra giá 70.000 đồng và được chấp thuận khởi hành.
Hoạt động rầm rộ về đêm
Về đêm, hoạt động chèo kéo bắt khách diễn ra công khai và quyết liệt hơn. Đội ngũ xe ôm cũng tăng lên nhiều hơn ban ngày và hoạt động đến rạng sáng hôm sau.
Thời điểm này, cánh xe ôm không còn lén lút bắt khách mà dạo ra thẳng mảnh sân rộng trước ga quốc nội lang thang, phì phèo thuốc lá, chèo kéo khách. Khi bắt được mối, xe ôm thường đi theo khách trả giá đến tận bãi giữ xe mới buông và thường ra giá rất cao.
Theo bà M. (54 tuổi, lao công sân bay Tân Sơn Nhất), tình trạng giành khách và đánh nhau về đêm diễn ra ở đây khá thường xuyên. Cách đây hai tuần, có một người chạy xe ôm mới vào hoạt động, trong lúc thấy đàn anh đang ngã giá bắt khách thì người này liền nhảy vào đưa giá thấp hơn liền bị "dạy dỗ" bằng những trận đòn kinh hoàng, gãy tay nhập viện, tuy nhiên vụ việc cũng trôi qua êm đẹp.
Những luật ngầm của xe ôm ở sân bay Tân Sơn Nhất 4
Tình trạng chèo kéo bắt khách tại sân bay diễn ra nhiều năm nay rất phản cảm, tuy nhiên cơ quan chức năng chưa có biện pháp xử lý triệt để.
Ngoài ra, luật được những cánh xe ôm tại đây đặt ra là nghiêm cấm lực lượng xe ôm ngoài sân bay vào bắt khách, nếu phát hiện sẽ hành hung dằn mặt.
Trong thời gian chạy xe tại đây, khi hỏi vì sao không chọn dịch vụ GrabBike để chạy, thì được một vài xe ôm cho biết chạy dịch vụ giá rất bèo, phải chạy nhiều vất vả. Trong khi xe ôm sân bay, một ngày chỉ cần vài chuyến là “ngon ăn”.
Ba lần ngã giá
Trưa 20.5, một đoàn khách hơn 15 người từ sân bay quốc nội đẩy hành lý ra bãi xe, liền được cánh xe ôm khu vực đầu tiên đon đả mời “xe ôm không anh chị ơi?”. H. một xe ôm lâu năm tại đây nhận được được tín hiệu một phụ nữ muốn đi về Chợ Cầu (Q.Gò Vấp), H. ra giá 130.000 đồng, bị người này chê mắc, lắc đầu từ chối. Nữ khách tiếp tục được những cánh xe ôm khu vực thứ hai, hạ giá 100.000 đồng, nhưng cũng không được chấp nhận.
Cuối cùng cánh xe ôm khu vực hạng bét ra giá 70.000 đồng và được chấp thuận khởi hành.
Theo thống kê của Trung tâm an ninh hàng không sân bay Tân Sơn Nhất, từ đầu năm 2016 đến nay, lực lượng an ninh sân bay đã phát hiện và xử lý hơn 50 trường hợp tài xế xe taxi và xe ôm “chèo kéo” khách trong khu vực sân bay.
Hiện những trường hợp vi phạm này đều được Trung tâm an ninh sân bay chuyển hồ sơ đến công an phường 2, quận Tân Bình giải quyết.
Theo ông Lê Văn Hiệp, Trưởng công an P.2 (Q.Tân Bình), thời gian vừa qua đơn vị có tiếp nhận nhiều đơn trình báo hành hung của các tài xế xe ôm GrabBike. Tuy nhiên, tất cả hồ sơ đều đã được chuyển lên công an quận Tân Bình, đơn vị không có thẩm quyền trả lời thêm báo chí về vấn đề khi chưa được sự đồng ý của cấp trên.
Trong khi đó, một đại diện công an Q.Tân Bình cho biết, hồ sơ vụ việc xe ôm truyền thống hành hung xe ôm GrabBike tại sân bay Tân Sơn Nhất, cơ quan đã chuyển lên công an TP.HCM và đang chờ giải quyết, không thể cung cấp thông tin cho báo chí.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.