Đó là ý kiến phản hồi từ bạn đọc sau khi đọc bài viết Những bệnh viện... đìu hiu trên Thanh Niên số ra ngày 19.10.
Không tin tuyến dưới
Sở dĩ bệnh viện (BV) tuyến dưới vắng vẻ trong khi BV tuyến trên quá tải một phần do tâm lý của bệnh nhân. Do không tin tưởng trình độ chuyên môn của BV tuyến dưới nên dù bệnh nhẹ, bệnh nhân vẫn cứ đến BV tuyến trên, bất chấp chen lấn đến ngộp thở. Như vậy, chỉ khi nào các BV tuyến dưới cải thiện chất lượng chuyên môn thì mới mong có được bệnh nhân.
Lý Tố Phương
(tophuongvn@yahoo.com)
(tophuongvn@yahoo.com)
Quá tiếc
Nhìn cơ sở vật chất khang trang của một số BV quận, huyện nhưng lại vắng bệnh nhân mà tiếc lắm. Với cơ sở vật chất, vị trí đẹp, thuận lợi như một số BV quận, huyện mà rơi vào tay của những lãnh đạo giỏi làm kinh doanh thì chắc chắn khách sẽ rất đông.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
(thanhxuan@yahoo.com)
(thanhxuan@yahoo.com)
Nên liên kết lại
Tốt nhất các BV quận, huyện phải học hỏi hoặc liên kết với các BV tuyến trên để tổ chức khám, chữa bệnh cho người dân. Một khi gắn “thương hiệu” của tuyến trên và được sự hỗ trợ, nhất là về chuyên môn, thì lòng tin của bệnh nhân sẽ tăng lên, hiệu quả khám chữa bệnh sẽ có thì chắc chắn sẽ chấm dứt cảnh đìu hiu.
Hà Trương Hoàng Mai
(hoangmaikitty@yahoo.com)
(hoangmaikitty@yahoo.com)
Do quan liêu
Chính sách để các BV tự chủ, thu hút bệnh nhân, có thu nhập thì sống, không thì chết là một giải pháp tối ưu. Nhìn vào các BV vắng bệnh nhân dễ nhận thấy chất lượng phục vụ và chuyên môn còn khá sơ sài, tình trạng quan liêu vẫn còn xảy ra. Vì thế BV quận, huyện đa phần là bệnh nhân khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và cấp cứu, ít có bệnh nhân vãng lai đến khám.
Lương Quang Huy
(luongquanghuy@gmail.com)
(luongquanghuy@gmail.com)
Trách nhiệm quản lý
Nếu BV nào chưa mạnh thì cơ quan quản lý phải có trách nhiệm cùng với BV tìm đường để đi lên chứ. Chẳng lẽ cứ phó mặc cho các BV, giỏi thì sống, không thì chết. Nếu vậy thì việc đầu tư ban đầu của nhà nước đối với cơ sở vật chất của toàn bộ BV quận, huyện trở nên phá sản sao? Đừng để các BV quận, huyện sống chết mặc bay, phải có sự định hướng, trợ giúp của cơ quan quản lý cả về chuyên môn lẫn công tác tổ chức, quản lý.
Hồ Thị Hoàng
(hoangho@yahoo.com)
(hoangho@yahoo.com)
Nên tự cứu mình
Tôi thấy việc để các BV quận, huyện tự thân vận động là giải pháp rất hay. Thời buổi kinh tế thị trường, BV có nhiều sự lựa chọn, nhất là những bệnh nhân khá giả, nhiều tiền. Cũng một bệnh nhưng tuyến trên chữa khỏi, tuyến dưới dây dưa, lâu khỏi thì hỏi ai lại chọn tuyến dưới. Do đó, các BV phải tự cứu mình, phải làm sao để tạo được thương hiệu thì mới sống được, sống tốt.
Điểu Minh
(dieuminh@yahoo.com)
(dieuminh@yahoo.com)
Trì trệ trong quản lý
Tình trạng trì trệ trong khâu quản lý, dịch vụ, chuyên môn ở các BV quận, huyện dẫn đến một hệ lụy là trình độ chuyên môn của bác sĩ ngày càng đi xuống. Một bác sĩ chuyên khoa 1 nhưng chỉ khám bảo hiểm y tế, khám sức khỏe để đi xin việc làm thì làm sao có sự cọ xát, làm sao nâng cao tay nghề?
Đào Minh Ngọc
(teresangoc@yahoo.com)
(teresangoc@yahoo.com)
Nguyễn Đình Vinh (TP.Huế, Thừa Thiên-Huế)
Nguyễn Phi Bằng (H.Hóc Môn, TP.HCM)
T.T - Duy Khang
|
Bình luận (0)