Cộng điểm ưu tiên tuyển sinh đại học: xin đừng làm khác thiên hạ

20/08/2015 08:11 GMT+7

Diễn đàn Cộng điểm ưu tiên trên báo Thanh Niên nhận được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc với nhiều ý kiến khác biệt. Nhưng bình tâm lại, thấy những lập luận đòi duy trì chế độ cộng điểm ưu tiên lợi 1 mà hại 10. Cho nên ‘thiên hạ’ không ai làm như vậy cả.

Diễn đàn Cộng điểm ưu tiên tuyển sinh đại học  trên Báo Thanh Niên nhận được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc với nhiều ý kiến khác biệt. Bên nào cũng có lý lẽ của mình. Là người phản đối việc cộng điểm ưu tiên nhưng nghe ý kiến của phe ủng hộ, cũng phân vân. Bình tâm lại, thấy những lập luận đòi duy trì chế độ cộng điểm ưu tiên lợi 1 mà hại 10. Cho nên ‘thiên hạ’ không ai làm như vậy cả.

Chính sách cộng điểm ưu tiên cứ tưởng là nhân văn nhưng thật ra là sự thương hại, bố thí  - Ảnh: Ngọc ThắngChính sách cộng điểm ưu tiên cứ tưởng là nhân văn nhưng thật ra là sự thương hại, bố thí
 - Ảnh: Ngọc Thắng
Là người sống và học hành dưới 2 chế độ, tôi cho rằng không có lý do gì để tồn tại chính sách cộng điểm ưu tiên. Từ chính sách này dẫn đến bao hệ lụy phiền phức không chỉ cho ngành giáo dục mà cả xã hội. Đó là chủ trương phổ cập đại học, thập cẩm loại hình đào tạo, du di các chuẩn mực về năng lực, phẩm chất… Nếu chủ trương cộng điểm ưu tiên là đúng đắn, thậm chí ưu việt như một số ý kiến thì tại sao các nước không làm.
Lớn lên ở tỉnh lẻ, từ nhỏ tới lớn tôi chưa hề biết học thêm là gì. Vẫn phải học đủ các môn và đầy đủ chương trình thống nhất cả miền Nam. Lớp 6 bắt đầu học sinh ngữ (chứ không phải ngoại ngữ) chính, lớp 10 thêm sinh ngữ phụ. Tiểu học thì gần nhà, lên trung học đạp xe cả chục cây số. Sau giờ học là ra thẳng đồng ruộng nhưng vẫn cố học. Mẹ tôi thường dạy “Ráng học mấy chữ để sau này bớt khổ”.
Tôi vẫn nhớ ánh mắt kinh ngạc của mấy người lính Việt Nam Cộng Hòa khi họ thấy trong ngôi nhà tranh tuềnh toàng có nhiều bằng Danh dự. Thời đó, ở bậc trung học, hằng tháng đều có xếp hạng, từ hạng 1 đến 5 được cấp bằng Danh dự. Thấy tôi lem luốc đang dứng trong chuồng bò, phân ngập đầu gối dọn chuồng, họ ra làm quen và hỏi “Anh của cháu đâu rồi?”. “Dạ cháu không có anh”. “Vậy bằng Danh dự lớp 11 của ai?”. “Dạ của cháu”. Họ tròn xoe mắt. Lúc đó, tôi bé tẹo, chắc họ tưởng chỉ học chừng lớp 8? Càng không nghĩ cậu bé đang dọn phân bò là học sinh giỏi.
Đất nước thống nhất hơn 40 năm. Thời gian đủ để đảo hoang Singapore (bằng 1/460 diện tích Việt Nam) vươn lên thành cường quốc kinh tế dịch vụ. Thời gian cũng quá đủ cho câu trả lời về chính sách cộng điểm ưu tiên dù có mục đích tốt đẹp nhưng “lợi bất cập hại”. Đó là lực cản cho sự phồn vinh của đất nước, người được ưu tiên thì ỷ lại, những người khác thì chán nản vì thiếu công bằng. Cộng điểm ưu tiên cứ tưởng là nhân văn nhưng thật ra là sự thương hại, bố thí.
Lũ chúng tôi thời đó đứa nào cũng nghèo khó, cũng cố học để thoát nghèo. Mà thoát được thật. Giờ về lại quê, các em tôi đều khấm khá nhưng con cái chẳng đứa nào chịu học tới nơi tới chốn. Khuyên bảo thì chúng cười trừ vì “học lắm cũng chẳng làm được tích sự gì. Ở nhà làm thanh long giàu hơn”.
Sự học bây giờ cũng nhiễu nhương như xã hội. Từ quan hệ thầy - trò - phụ huynh đến vị trí của người thầy trong xã hội đều bị đảo lộn. Hồi xưa làm gì có chuyện chạy trường, chạy điểm, quyết liệt còn hơn cả marathon quốc tế. Cả đời học sinh phổ thông, tôi chưa bao giờ phải mua sách giáo khoa mới. Toàn mượn lại của các anh chị lớp trước, học xong lại dành tiếp cho các em. Tập vở còn giấy trắng vẫn dùng tiếp cho năm học mới. Tiết kiệm từ tờ giấy trắng cho tới cục gôm nhỏ, mau viết chì. Làm gì có kiểu đại lãng phí sách giáo khoa mỗi năm mỗi đổi như bây giờ. Thời đó, thầy ra thầy và trò ra trò; trường ra trường và lớp ra lớp.
Tôi thấy cách làm của giáo dục ở miền Nam trước 1975 thật sự quan tâm đến người nghèo và tạo sự công bằng cho xã hội. Nghèo càng phải học giỏi để kiếm học bổng và để thoát nghèo. Việc phân công giáo viên cũng có những qui chuẩn nghiêm ngặt và những chế độ ưu đãi về lương bổng, nhà cửa… để đảm bảo vùng xa không thiếu thầy, thiếu cán bộ.
Bây giờ thì tình hình rối beng. Càng ưu tiên càng bị lạm dụng. Ưu tiên vùng miền, nghe có vẻ hợp lý nhưng làm gì có chuyện khó khăn giống nhau. Vùng sâu vẫn có những đại gia, có khi còn giàu hơn mấy doanh nhân thành phố. Trẻ con mấy xã ở Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) chắc gì sướng hơn trẻ em vùng cao? Chẳng lẽ lại đi cân đong đo đếm từng trường hợp. Rất cần thiết phải tham khảo những kinh nghiệm tốt của giáo dục ở miền Nam trước 1975, bởi nó kế thừa cả tinh hoa của giáo dục Pháp lẫn thực tiễn của giáo dục Mỹ.
Đất nước thống nhất hơn 40 năm. Thời gian đủ để đảo hoang Singapore (bằng 1/460 diện tích Việt Nam) vươn lên thành cường quốc kinh tế dịch vụ. Thời gian cũng quá đủ cho câu trả lời về chính sách cộng điểm ưu tiên dù có mục đích tốt đẹp nhưng “lợi bất cập hại”. Đó là lực cản cho sự phồn vinh của đất nước, người được ưu tiên thì ỷ lại, những người khác thì chán nản vì thiếu công bằng. Cộng điểm ưu tiên cứ tưởng là nhân văn nhưng thật ra là sự thương hại, bố thí. Có thể năm nay chưa xóa bỏ thì năm sau, càng sớm càng tốt chứ không thể dây dưa và phải được thay thế bằng những chính sách khoa học như các nước đã làm. Xin đừng làm khác thiên hạ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.