Đừng biến học sinh thành những kẻ dối trá

13/08/2015 10:54 GMT+7

Tôi nhớ, khi tôi học ở Việt Nam, cô giáo đã bắt chúng tôi nghe và chép những gì cô giảng kể cả khi làm văn. Sau kỳ thi, cả lớp có những bài viết gần như giống hệt nhau. Giờ tôi mới biết các thầy cô đã dùng sách giáo khoa dạy văn để đọc cho chúng tôi chép. Vậy chúng tôi đến trường để làm gì khi có thể ở nhà đọc sách giáo khoa và tự học thuộc?

Tôi nhớ, khi tôi học ở Việt Nam, cô giáo đã bắt chúng tôi nghe và chép những gì cô giảng kể cả khi làm văn. Sau kỳ thi, cả lớp có những bài viết gần như giống hệt nhau. Giờ tôi mới biết các thầy cô đã dùng sách giáo khoa dạy văn để đọc cho chúng tôi chép. Vậy chúng tôi đến trường để làm gì khi có thể ở nhà đọc sách giáo khoa và tự học thuộc?

Học sinh không cần nhiều sáng tạo, chỉ cần làm đúng các bài văn mẫu là ổn - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Học hành và thi cử ở Việt Nam đối với tôi vừa dễ lại vừa khó. Dễ vì tất cả những gì một học sinh cần là một trí nhớ tốt để nhớ tất cả những câu trả lời mà thầy cô đã cho học trước khi làm bài thi. Nhưng đôi khi cũng rất khó để thuộc lòng những gì bạn thực sự không hiểu, phải bạn tiếp thu một cách bị động và rốt cục thì bạn hầu như không hiểu những gì bạn viết lên tờ giấy thi ngay cả khi bạn đã thuộc lòng nó.
Nếu học sinh không thuộc những gì cô giáo dạy họ sẽ phải tìm cách nào đó để chép lời giải hoặc bài viết từ các sách giáo khoa. Kết quả là trong lớp rất ít học sinh có bài văn hay hoặc phương pháp giải toán sáng tạo. Và ngay từ khi còn rất nhỏ, học sinh đã phải học cách chép bài từ người khác mà không hề quan tâm rằng đó là việc làm sai trái, là đạo văn.
Tôi thường tự hỏi mình, điều gì sẽ xảy ra khi những học sinh này lớn lên? Thực tế là từ khi còn nhỏ họ chỉ biết học như những con vẹt và tất cả những gì họ học là chép bài của người khác. Học được một cái gì đó có nghĩa là bạn thực sự hiểu và có thời gian để hấp thụ những kiến thức học được và từ đó phát triển những ý tưởng theo cách của riêng bạn. Albert Einstein chắc đã không thể tìm ra công thức nổi tiếng E=MC2 nếu ông đã học như vẹt, chỉ biết nghe và chép. Steve Jobs chắc cũng không thể nào tạo ra công ty Apple nếu ông được học ở trường học Việt Nam.
Dù thế nào đi nữa, tôi vẫn tin rằng việc dạy học sinh học thuộc những bài văn mẫu rồi chép lại trong những bài thi là dạy họ trở thành những kẻ ăn cắp và dối trá. Và khi học sinh phải đối mặt với đời sống thật, họ sẽ trở thành những kẻ vô dụng, là gánh nặng cho xã hội. 
Tôi nhớ, khi tôi còn học ở Việt Nam, cô giáo đã bắt chúng tôi nghe và chép những gì cô giảng kể cả khi làm văn. Viết văn là một trong những cách để rèn luyện trí óc, nó đòi hỏi nhiều suy nghĩ và sự tưởng tượng phong phú của người viết. Nhưng việc phải chép lại những gì giáo viên nói đã giết chết sự sáng tạo và trí tưởng tượng của học sinh. Thật buồn cười là sau kỳ thi cả lớp có những bài viết gần như giống hệt nhau. Đến bây giờ tôi mới biết rằng các thầy cô đã dùng sách giáo khoa dạy văn để đọc cho chúng tôi chép. Vậy chúng tôi đến trường để làm gì khi có thể ở nhà đọc sách giáo khoa và tự học thuộc?
Học sinh được giáo dục như vậy nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi các công ty nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam luôn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng những công nhân lành nghề hay lao động có trình độ cao. Cũng hoàn toàn có thể hiểu được vì sao rất hiếm phát minh của người Việt Nam được cấp bằng sáng chế quốc tế.
Không giống như ở Việt Nam, ở trường học tại nước phát triển như New Zealand, giáo viên luôn cho học sinh những lựa chọn để họ tự lựa chọn những gì phù hợp. Đây là lý do tại sao học sinh ở New Zealand rất tự lập và sáng tạo. Tôi xin lấy anh trai tôi làm ví dụ. Khi anh tôi học xong trung học, anh ấy vào đại học và chọn học ngành Tin học và tiếng Tây Ban Nha. Anh tôi chọn những ngành học này vì anh biết mình thích làm gì và muốn trở thành ai chứ không phải do gia đình hay thầy cô bảo anh chọn. Cha mẹ và thầy cô chỉ đưa ra những lời khuyên hay góp ý và để anh ấy tự quyết định. Ở đây tôi nhấn mạnh rằng thay vì buộc học sinh từ thủa bé đã phải lắng nghe và làm theo lời thầy cô cho dù họ có muốn hay không và biến học sinh thành những kẻ dối trá và gian lận, thầy cô nên hướng dẫn và gợi mở cho học sinh phát huy tính chủ động và sáng tạo trong lớp học để khi trưởng thành họ có thể tự lựa chọn tương lai của chính mình.
Dù thế nào đi nữa, tôi vẫn tin rằng việc dạy học sinh học thuộc những bài văn mẫu rồi chép lại trong những bài thi là dạy họ trở thành những kẻ ăn cắp và dối trá. Và khi học sinh phải đối mặt với đời sống thật, họ sẽ trở thành những kẻ vô dụng, là gánh nặng cho xã hội. Vậy nên, nếu thực sự những người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn đất nước phát triển, họ cần phải thay đổi cách thức giảng dạy một cách sáng tạo, thay đổi cách thức đánh giá năng lực học sinh sao cho học sinh tránh phải dối trá và gian lận trong học hành thi cử.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.