Phạt người đẹp đi thi 'chui', có gì bất cập?

04/12/2015 09:35 GMT+7

Vụ người đẹp Oanh Yến vừa đoạt giải tại cuộc thi Hoa hậu Toàn cầu 2015 đã lăm le bị phạt một lần nữa gây tranh cãi về chuyện cấp phép đi thi hoa hậu quốc tế.

Vụ người đẹp Oanh Yến vừa đoạt giải tại cuộc thi Hoa hậu Toàn cầu 2015 đã lăm le bị phạt một lần nữa gây tranh cãi về chuyện cấp phép đi thi hoa hậu quốc tế.
 

Oanh Yến (bìa trái) tại sự kiện diễn ra ở PhilippinesOanh Yến (bìa trái) tại sự kiện diễn ra ở Philippines
Đây không phải là chuyện mới nhưng câu chuyện này sẽ không bao giờ là cũ, bởi sự xung đột giữa thực tế và quy định pháp luật của Việt Nam còn tồn tại lâu dài.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người đi dự thi hoa hậu quốc tế phải cần điều kiện “đã đạt danh hiệu chính tại các cuộc thi người đẹp người mẫu trong nước” thì mới được cấp phép. Và chuyện xảy ra ồn ào dư luận với thí sinh Oanh Yến, người vừa đạt giải Hoa hậu Toàn cầu 2015, là cô phải đi thi “chui” do không hội đủ điều kiện cấp phép, trở về bị cơ quan quản lý văn hóa dọa sẽ áp dụng hình phạt.
Vừa đăng quang, Oanh Yến sẽ phải nộp phạt do thi "chui"
Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu như các cuộc thi trong nước và các cuộc thi quốc tế có cùng tần số với nhau, nghĩa là các cuộc thi trong nước có cùng tiêu chí chọn lựa người đẹp như các cuộc thi quốc tế, để đảm bảo rằng, người đã đạt giải các cuộc thi trong nước sẽ chắc chắn là thí sinh triển vọng hơn so với những người không đoạt giải trong nước.
Nhưng thực tế thì khác hẳn. Dư luận cũng dễ thấy rằng, trong nhiều năm qua, một số người đạt giải cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, được coi là “đệ nhất nhan sắc Việt” lại không thể sánh nổi với nhiều thí sinh đang dự thi các giải quốc tế, chẳng hạn như là thí sinh Phạm Hương, người đang dự thi giải Hoa hậu Hoàn vũ 2015. Chúng ta thấy báo chí đã dùng những lời như “ngây ngất nhan sắc”, “mê mệt với vẻ đẹp Phạm Thị Hương” đối với cô gái này, còn với các “đệ nhất nhan sắc Việt”, mấy người được báo chí dành những lời như thế?  
Hình như nhiều cuộc thi người đẹp người mẫu, thậm chí các cuộc thi nghệ thuật khác của Việt Nam, càng chính thống bao nhiêu thì càng lệch pha với quốc tế bấy nhiêu. Các thí sinh đạt “Đệ nhất giai nhân Việt” thực tế khi ra trường quốc tế cũng không trội hơn so với những người không đạt giải cuộc thi này, mà ngược lại có khi còn tệ hơn. Và nhiều thí sinh vào top cao ở các cuộc thi quốc tế trong thời gian qua không hề là Hoa hậu Việt Nam! 
Trở lại chuyện quy định của pháp luật liên quan đến việc dự thi quốc tế. Phải chăng chúng ta đã vô tình tạo ra quy định ngáng chân những người đẹp dự thi giải quốc tế? Rất nhiều thí sinh phải vất vả khi tham dự các hoạt động này. Cách đây mấy năm, Hoa khôi Phan Thị Mơ, khi dự thi Hoa hậu Trái đất cũng bị gây khó khăn về thủ tục. Bây giờ đến lượt Hoa hậu Toàn cầu 2015 Yến Oanh.
Tôi không trách Cục nghệ thuật biểu diễn khi họ lên tiếng đòi phạt Yến Oanh, vì họ chỉ làm theo quy định pháp luật, là thi quốc tế thì phải được cấp phép, mà tôi muốn nói đến chính quy định pháp luật của Việt Nam. Có cần phải quy định như vậy không? Trong khi các giải quốc gia chúng ta tổ chức rất bất cập, thì chúng ta cần chừa lối đi cho những người không có cơ hội ở các giải quốc gia nhưng có triển vọng ở giải quốc tế. Vì hai loại giải này không có điểm chung nào cả, quy định như tôi đã nói ở trên là tước đoạt cơ hội của thí sinh Việt Nam ra trường quốc tế.  
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.