Nhiều chính trị gia Mỹ và các tổ chức nhân quyền quốc tế đã kêu gọi
tẩy chay tôm Thái Lan, sau khi Hãng AP đăng bài phóng sự điều tra cho
thấy các sản phẩm này bị nghi ngờ dính líu tới lao động nô lệ.
Một cơ sở chế biến tôm Thái Lan - Ảnh: Reuters
|
Trong bài phóng sự vào đầu tuần, AP tố cáo các nhà sản xuất tôm tại Thái Lan buộc người lao động làm việc 16 giờ/ngày mà không có ngày nghỉ, không được trả lương hoặc trả lương thấp. Nhiều lao động có thể bị lừa hoặc bán vào nhà máy. Họ bị mắc kẹt tại đây trong nhiều năm và thậm chí bị nhốt trong các nhà máy. Các sản phẩm tôm trên đều được bán tại Mỹ, châu Âu và châu Á.
Nghị sĩ đảng Cộng hòa Chris Smith, thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, kêu gọi: “Tất cả chúng ta đều có thể đã ăn sản phẩm do các lao động nô lệ làm ra mà không hề biết, nhưng tôi tin rằng một khi đã biết, chúng ta phải có bổn phận đạo đức để ra quyết định cá nhân là tẩy chay sản phẩm đó”.
Thai Union - một trong những nhà sản xuất tôm hàng đầu thế giới bị nêu tên trong vụ bê bối - thừa nhận không biết xuất xứ của tất cả nguồn tôm được họ thu mua, đồng thời cho biết sẽ thay đổi cách thức tuyển dụng lao động từ đầu năm tới.
Bình luận (0)