Tôn trọng sự đa dạng, khác biệt khi đưa tin về nhóm dễ tổn thương

Tôn trọng sự đa dạng, khác biệt khi đưa tin về nhóm dễ tổn thương

Nguyễn Anh
Nguyễn Anh
24/05/2024 22:31 GMT+7

Ngày 24.5.2024, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc tổ chức khóa bồi dưỡng Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương.

Ngày 24.5.2024, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc tổ chức khóa bồi dưỡng "Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương".

3 giảng viên của khóa bồi dưỡng gồm: PGS-TS Đinh Thị Thúy Hằng (Cố vấn cao cấp, nguyên Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí); nhà báo Đặng Thị Huệ (nguyên Giám đốc Hệ phát thanh dân tộc Đài Tiếng nói Việt Nam) và PGS-TS Lê Lan Chi (Chủ nhiệm Khoa Tư pháp hình sự, Trường đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Tôn trọng sự đa dạng, khác biệt khi đưa tin về nhóm dễ tổn thương- Ảnh 1.

PGS-TS Đinh Thị Thúy Hằng (Cố vấn cao cấp, nguyên Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí)

NGUYỄN ANH

Khóa bồi dưỡng còn có sự tham gia của gần 40 học viên là phóng viên, biên tập viên từ các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.

Trong chương trình tập huấn, các chuyên gia đã làm rõ định nghĩa, thuật ngữ về nhóm dễ bị tổn thương, trong đó tập trung vào phụ nữ, người khuyết tật và LGBTI. Bên cạnh đó, các chuyên gia còn cung cấp những quy định pháp luật quốc tế và Việt Nam về chống phân biệt đối xử đối với nhóm người dễ bị tổn thương.

Thông qua việc phân tích, đánh giá những trường hợp cụ thể đã giúp học viên nâng cao kỹ năng về việc sử dụng hình ảnh, từ ngữ phù hợp khi đưa tin về nhóm người dễ tổn thương.

Tôn trọng sự đa dạng, khác biệt khi đưa tin về nhóm dễ tổn thương- Ảnh 2.

Khóa bồi dưỡng có sự tham gia của gần 40 học viên

NGUYỄN ANH

Tôn trọng sự đa dạng, khác biệt khi đưa tin về nhóm dễ tổn thương- Ảnh 3.

Học viên tham gia thảo luận tại buổi tập huấn

NGUYỄN ANH

Sau khi chương trình lớp học kết thúc, các chuyên gia sẽ tiếp tục hoàn thiện cuốn sổ tay đưa tin về nhóm dễ bị phân biệt đối xử để hướng dẫn các nhà báo đưa tin và hoàn thành các tác phẩm báo chí có chất lượng cao về chủ đề này.

Theo bà Nguyễn Thị Hải Vân, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, các cơ quan báo chí có trách nhiệm cung cấp cho công chúng những thông tin chính xác về mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó có cả thông tin về các quyền lợi của các nhóm dễ bị tổn thương và các thiệt thòi tiềm ẩn mà họ phải đối mặt. Bằng cách chống lại các định kiến và thúc đẩy đưa tin toàn diện, các nhà báo có thể góp phần xóa bỏ sự kỳ thị và những hình ảnh đại diện có hại cho các nhóm dễ bị tổn thương.

Việc đưa tin khách quan, chính xác sẽ giúp nâng cao nhận thức của công chúng về quyền lợi của các nhóm dễ bị phân biệt đối xử; góp phần chống phân biệt đối xử và làm giảm thành kiến của xã hội đối với họ, qua đó, thúc đẩy một xã hội Việt Nam hòa nhập và bình đẳng hơn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.