Tổng thống Mỹ sẽ họp với các lãnh đạo ASEAN vào tháng 2.2016

21/12/2015 16:08 GMT+7

Tổng thống Mỹ Barack Obama đang chuẩn bị cho một cuộc họp thượng đỉnh với lãnh đạo các nước ASEAN tại bang California (Mỹ) vào tháng 2.2016.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đang chuẩn bị cho một cuộc họp thượng đỉnh với lãnh đạo các nước ASEAN tại bang California (Mỹ) vào tháng 2.2016.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và các lãnh đạo ASEAN tại Thượng đỉnh Đông Á ở Kuala Lumpur, Malaysia ngày 22.11.2015 - Ảnh: ReutersTổng thống Mỹ Barack Obama và các lãnh đạo ASEAN tại Thượng đỉnh Đông Á ở Kuala Lumpur, Malaysia ngày 22.11.2015 - Ảnh: Reuters
Tổng thống Obama dự kiến kêu gọi ASEAN tăng cường hợp tác với Mỹ và yêu cầu thêm các quốc gia ASEAN tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), trang tin Nikkei Asian Review (Nhật Bản) ngày 21.12 dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ tiết lộ.
Trong khi đó, ông Obama vừa có cuộc họp với các lãnh đạo ASEAN hồi cuối tháng 11.2015, tại Thượng đỉnh Đông Á tổ chức ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia.
“Đây là một điều bất thường khi Tổng thống Mỹ muốn có thêm một cuộc họp khác quá sớm”, theo Nikkei Asian Review.
Vị quan chức cấp cao Mỹ cho hay Nhà Trắng đang cân nhắc về việc tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh với cách lãnh đạo ASEAN tại Sunnylands (bang California), nơi ông Obama từng tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi năm 2013.
Theo nhận định của Nikkei Asian Review, các quốc gia ASEAN vẫn còn chia rẽ về vấn đề quan hệ với Trung Quốc. “Tại Thượng đỉnh Đông Á, nhiều nước ASEAN chỉ trích Bắc Kinh xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông. Nhưng Campuchia và Myanmar, thường được cho là thân với Trung Quốc, không dám lên tiếng chỉ trích”, Nikkei Asian Review cho hay.
Các nhà phân tích nhận định Tổng thống Obama xem TPP là nền tảng để mở rộng hợp tác Mỹ - ASEAN. Nikkei Asian Review nhận định Mỹ nỗ lực xây dựng “một mặt trận đoàn kết” ở châu Á để chống lại mưu đồ kiểm soát toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc. 
Đến nay, chỉ có 4 quốc gia thành viên ASEAN là Singapore, Malaysia, Việt Nam và Brunei tham gia TPP. Indonesia, Philippines và Thái Lan cũng bày tỏ mong muốn gia nhập TPP. Sau 7 năm đàm phán, Mỹ và 11 quốc gia trong đó có Việt Nam đạt được thỏa thuận TPP. TPP được xem là một trong các thỏa thuận thương mại lớn nhất trong lịch sử nhân loại, giúp giảm thuế xuất nhập khẩu, cũng như bãi bỏ các rào cản bảo hộ thương mại tại 12 quốc gia thành viên. Các quốc gia này hiện chiếm đến 40% tỷ trọng kinh tế toàn cầu. TPP cũng được cho là giúp ông Obama củng cố chiến lược tái cân bằng hay “xoay trục” sang châu Á.
Tuy nhiên, Tổng thống Obama (đảng Dân chủ) chưa thật sự giành được chiến thắng với TPP, bởi TPP có nguy cơ bị Quốc hội Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát bỏ phiếu phủ quyết.
Bên cạnh đó, một số nhà làm luật Mỹ đã lên tiếng bày tỏ lo ngại TPP sẽ làm mất đi nhiều công ăn việc làm của người dân Mỹ. Ông Obama sẽ phải thuyết phục Quốc hội Mỹ bỏ phiếu thông qua một dự luật để TPP chính thức có hiệu lực.
Các nhà phân tích cho rằng việc Quốc hội Mỹ bỏ phiếu khó có thể diễn ra trước cuộc bầu cử năm 2016.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.