Tự động phát
Trong một phiên họp chính phủ, ông Putin cho biết với cương vị là một nhà sản xuất năng lượng lớn, Moscow sẽ tiếp tục đáp ứng các nghĩa vụ theo hợp đồng, còn các lệnh trừng phạt sẽ tự khiến phương Tây thất bại.
“Chúng ta biết rõ mà. Họ buộc chính người dân của mình thắt lưng buộc bụng, phải mặc nhiều đồ ấm, rồi nói các lệnh cấm vận họ áp lên chúng ta là nguyên nhân gây ra tình trạng tồi tệ đó”, ông Putin nói.
Đáp trả lại phương Tây, trước đó Nga đã cấm xuất khẩu các thiết bị viễn thông, y tế, ô tô, nông nghiệp, điện và công nghệ, cùng các mặt hàng khác, cho đến cuối năm 2022. Tổng cộng, có hơn 200 mặt hàng nằm trong danh sách cấm trên, trong đó có toa xe lửa, container và tua bin.
Sáng 10.3, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết nền kinh tế Nga đang trải qua cú sốc và đang có nhiều biện pháp được thực hiện để làm dịu bớt ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt:
“Tình hình hoàn toàn chưa từng xảy ra. Trước đây chưa từng có một cuộc chiến kinh tế chống lại đất nước chúng ta. Vì vậy, rất khó để dự báo bất cứ điều gì. Và không cần phải dự báo, mà phải hành động để giảm thiểu hậu quả tiêu cực và rủi ro thêm".
Anh thông báo trừng phạt thêm 7 tài phiệt được cho là có liên quan đến Điện Kremlin trong ngày 10.3. Ngày 9.3, EU đã trừng phạt 14 tài phiệt khác.
Cấm vận Nga ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế châu Âu? |
Bình luận (0)