* Lập chợ đầu mối để di dời cơ sở hóa chất ra khỏi khu dân cư
|
>> Nổ kinh hoàng ở Sài Gòn: 'Không thể đổ thừa pháp luật chưa hoàn chỉnh
>> Nổ kinh hoàng ở Sài Gòn: Không loại trừ khả năng bào chế thuốc pháo do sơ ý gây nổ
>> Nổ kinh hoàng ở Sài Gòn: Thống kê thiệt hại tài sản, hỗ trợ tiền cho các nạn nhân
UBND TP.HCM yêu cầu thủ trưởng các sở ngành và Chủ tịch UBND các quận, huyện đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia công tác PCCC; tăng cường kiểm tra an toàn PCCC tại các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao và đặc biệt là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất có khả năng cháy lớn; tiến hành điều tra, phân loại, lập danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất để hướng dẫn cơ sở thực hiện các biện pháp PCCC.
Thủ trưởng các sở, ngành và chủ tịch UBND các quận, huyện phải quản lý chặt chẽ việc cấp các loại giấy phép kinh doanh thuộc ngành, nghề sản xuất, dễ gây cháy nổ, kinh doanh hóa chất; xử lý nghiêm và không để các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất hoạt động trái phép, không phép; đề xuất địa điểm và xây dựng đề án thành lập chợ đầu mối kinh doanh hóa chất để di dời tất cả cơ sở kinh doanh các loại hóa chất ra khỏi khu dân cư; nâng cấp mạng lưới điện công cộng, hệ thống điện tại các khu dân cư…
Theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, UBND các quận, huyện có trách nhiệm xây dựng lộ trình di dời cơ sở kinh doanh các loại hóa chất và các cơ sở dễ gây cháy nổ ra khỏi khu dân cư.
Thủ trưởng các sở, ngành và chủ tịch UBND các quận, huyện sẽ chịu trách nhiệm nếu để xảy ra cháy nổ lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Đây là chỉ đạo mới nhất của UBND TP.HCM về tổng rà soát nguy cơ cháy nổ trên toàn địa bàn thành phố sau khi bất ngờ xảy ra vụ nổ kinh hoàng tại cơ sở sản xuất của Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại Đặng Huỳnh vào chiều 17.10 đã làm 3 người thiệt mạng, 2 người bị thương nặng, 3 người bị thương nhẹ, làm sập hoàn toàn 7 căn nhà, 5 căn nhà bị sập 1 phần, 106 căn nhà bị ảnh hưởng.
Cũng sau khi vụ nổ này xảy ra, UBND TP.HCM tổ chức một cuộc họp rút kinh nghiệm. Tại cuộc họp này, một số ý kiến cho rằng quy định pháp luật chồng chéo dẫn đến việc quản lý còn lỏng lẻo. Do đó vấn đề trách nhiệm thuộc về ai khi để xảy ra sự cố cháy nổ nghiêm trọng đã không được chỉ ra cụ thể.
Đình Phú
>> Nổ kinh hoàng ở Sài Gòn: Nhà cửa hư hại, cuộc sống bị đảo lộn
>> Nổ kinh hoàng ở Sài Gòn: Đưa 5 chó nghiệp vụ tìm kiếm thi thể nạn nhân
>> Nổ kinh hoàng ở Sài Gòn: Nạn nhân bàng hoàng kể lại sự việc
>> Nổ kinh hoàng ở Sài Gòn: Tích cực tìm kiếm những phần thi thể còn lại
>> Nổ kinh hoàng ở Sài Gòn: Nhiều nhà dân tróc ngói, vỡ kiếng
>> Nổ kinh hoàng ở Sài Gòn: Trắng đêm tìm nạn nhân mất tích
>> Chùm ảnh vụ nổ kinh hoàng ở quận 12, TP.HCM
>> Nổ kinh hoàng ở Sài Gòn, nhiều nhà sập
Bình luận (0)