tin liên quan
Tài giỏi mức nào mới được TP.HCM trải thảm đỏ, chi thưởng tiền tỉ?Chưa kể, quy định hợp đồng 18 tháng đối với ứng viên trúng tuyển là quá ngắn, sẽ gây tâm lý e ngại khi công tác. Chính sách hỗ trợ, tiền lương như đề án nêu vẫn còn thấp, chưa tương xứng và khó có thể thu hút nhân tài.
“Muốn thu hút nhân tài cần có sự đột phá. Giáo sư hay tiến sĩ tầm cỡ thế giới, có công trình khoa học được thế giới công nhận cần phải trả lương cao, được hỗ trợ nhà hay cần những chính sách đặc biệt do lãnh đạo TP quyết. Ví dụ như trường hợp huấn luyện viên trưởng đội tuyển U.23 Việt Nam Park Hang-seo. Nếu không có chính sách đãi ngộ đặc biệt sẽ rất khó thu hút người giỏi như vậy cho thành phố”, bà Hiền nói.
GS - TS Nguyễn Ngọc Giao, Chủ tịch Liên Hiệp khoa học và Kỹ thuật TP.HCM nhận xét đề án hiện tại chủ yếu để tuyển chọn cán bộ chứ không phải thu hút nhân tài.
“Lâu nay chúng ta hay nói trải thảm đỏ mời gọi người tài nhưng thực tế nhiều nơi bên dưới thảm lại có nhiều đinh và chính các thủ tục hành chính là những cái đinh đáng sợ”, ông Giao băn khoăn.
|
Để thu hút nhân tài, ông Giao bày tỏ chính sách nhập cư của TP nên ưu tiên thu hút lao động có trình độ và kỹ năng cao, không phân biệt giữa các nhà khoa học trong nước và các nhà khoa học Việt kiều. Các nhà khoa học sẽ hưởng lợi ích tương xứng với giá trị mà họ tạo ra.
Ngoài ra TP.HCM cần tạo môi trường làm việc thuận lợi cho các nhà khoa học, xây dựng cơ chế phối hợp giữa chuyên gia trong và ngoài nước để tiếp thu công nghệ tiên tiến, hiện đại. Cho phép các tổ chức khoa học và công nghệ được thực hiện chế độ lao động hợp đồng để giảm bớt rào cản đối với các nhà khoa học Việt kiều trong các nghiên cứu ngắn hạn.
“Mở rộng cơ chế hỗ trợ tài chính cho chuyên gia với nhiều hình thức đa dạng hơn; cần chú trọng công tác khen thưởng, tôn vinh các nhà khoa học có những đóng góp xuất sắc và nổi bật”, ông Giao nói.
Về đối tượng của đề án, tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng có sự bất hợp lý khi đề án chỉ thu hút nhân tài cho các sở ban ngành của TP.HCM mà không tính đến các cơ quan T.Ư đóng ở TP.HCM.
“Ví dụ như ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách khoa TP.HCM… không nằm trong đề án, nhưng những trường ĐH này lại đóng góp rất mật thiết vào quá trình phát triển của TP, nhất là lĩnh vực sáng tạo khoa học, kỹ thuật…”, ông Vũ cho hay.
Bình luận (0)