TP.HCM tìm giải pháp thoát bẫy thu nhập trung bình vào năm 2035

TP.HCM tìm giải pháp thoát bẫy thu nhập trung bình vào năm 2035

Nguyễn Anh
Nguyễn Anh
25/08/2024 08:42 GMT+7

Sáng 24.8.2024, UBND TP.HCM tổ chức hội thảo tham vấn định hướng kinh tế - xã hội giai đoạn 2026 - 2030. Một trong những vấn đề trọng tâm là cùng cả nước vượt lên bẫy thu nhập trung bình.

Sáng 24.8.2024, UBND TP.HCM tổ chức hội thảo tham vấn định hướng kinh tế - xã hội giai đoạn 2026 - 2030.

Một trong những vấn đề quan trọng được lãnh đạo thành phố đặt ra trong hội thảo là những mục tiêu, giải pháp đề ra cho giai đoạn 2026 - 2030 để vừa thực hiện nhiệm vụ của nhiệm kỳ, vừa đặt nền tảng hướng đến mục tiêu cùng cả nước vượt lên bẫy thu nhập trung bình.

TP.HCM tìm giải pháp thoát bẫy thu nhập trung bình vào năm 2035

Ngoài ra, lãnh đạo TP.HCM cũng gửi gắm các chuyên gia đóng góp ý kiến, giải pháp để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của nhiệm kỳ và gỡ những điểm nghẽn cơ bản, đặt nền tảng cho nhiệm kỳ mới.

Ông Nguyễn Khắc Hoàng, Cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM, cho rằng muốn vượt bẫy thu nhập trung bình thì phải tăng năng suất lao động, nhưng thực tế những năm gần đây mức tăng trưởng năng suất lao động bình quân của TP.HCM đang thấp hơn cả nước và bước vào giai đoạn bão hòa.

Ông Nguyễn Khắc Hoàng nhận định chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành không còn hiệu quả, thay vào đó TP.HCM nên chuyển dịch trong nội bộ ngành, khuyến khích doanh nghiệp tự đầu tư máy móc, thiết bị theo hướng xanh - sạch - số.

TP.HCM tìm giải pháp thoát bẫy thu nhập trung bình vào năm 2035- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Khắc Hoàng, Cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM

NGUYỄN ANH

Về giải pháp, ông Hoàng đề xuất sớm tái cơ cấu lại các khu chế xuất, khu công nghiệp, kêu gọi những doanh nghiệp sếu đầu đàn, đánh giá lại các ngành công nghiệp trọng điểm. Đối với 9 nhóm ngành dịch vụ chủ yếu, TP.HCM cần ưu tiên các ưu tiên còn dư địa tăng trưởng như: thương mại, logistics, công nghiệp văn hóa, trung tâm tài chính, du lịch, y tế và giáo dục.

Về hiệu quả vốn đầu tư, Cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM cho biết đang có xu hướng giảm từ 31% trên tổng GRDP (tức là tổng sản phẩm trên địa bàn) đến nay còn 22,6%. Nếu như vốn nhà nước 2011 -2015, 1 đồng vốn đầu tư công kéo 6,7 lần vốn đầu tư xã hội, nay giảm xuống còn 5,5 lần. Với mức kéo 5,5 lần, năm 2024 giải ngân 79.000 tỉ đồng, nếu giải ngân tốt thì vẫn kéo được vốn đầu tư xã hội khoảng 400.000 tỉ đồng.

Cũng theo ông Nguyễn Khắc Hoàng, TP.HCM đang đối diện với nghịch lý đóng góp ngân sách nhiều nhưng chi ngân sách chưa tương ứng, đơn cử như giai đoạn 2011 - 2015 đóng góp 31% ngân sách nhưng mức chi chỉ 7%.

Cục trưởng Cục thống kê cho rằng tăng trưởng kinh tế TP.HCM cần đặt trong mối quan hệ với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ bởi các yếu tố nguồn nhân lực, nguồn vốn đầu tư, năng lực cạnh tranh.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết quy hoạch kinh tế xã hội đề ra từ nay đến năm 2030 tăng trưởng 8,5 - 9%. Muốn vậy, giai đoạn 2026 - 2030, địa phương cần khoảng 4,4 triệu tỉ đồng vốn đầu tư. Như vậy, mỗi năm TP.HCM cần khoảng 900.000 tỉ đồng.

Qua tính toán, ông Phan Văn Mãi thông tin ước tính trung hạn 2026 - 2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư công khoảng 1,1 triệu tỉ đồng, chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Ngoài việc xác định tổng vốn đầu tư toàn xã hội, TP.HCM cũng cần xác định nguồn vốn từ đâu và cơ chế, chính sách.

Đối với nhận định năng suất lao động bão hòa, Chủ tịch TP.HCM cho rằng cần nghiên cứu kỹ việc tái cơ cấu kinh tế, nhất là ngành công nghiệp để đạt mục tiêu đóng góp tăng trưởng kinh tế 26,7% vào năm 2030.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.