So với năm 2012, tính trong khu vực châu Á, xếp hạng về chi phí sống của người nước ngoài tại cả hai thành phố lớn nhất của Việt Nam trong năm nay đã cùng giảm 3 bậc.
Còn tính trên phạm vi toàn cầu trong năm 2013, thì TP.HCM đứng ở vị trí 227, tăng 8 bậc so với năm 2012, còn Hà Nội xếp thứ 219, tăng 7 bậc so với năm 2012.
|
Thành phố có chi phí sống dành cho người nước ngoài đắt nhất thế giới trong năm 2013 chính là thủ đô Oslo của Na Uy, soán ngôi “quán quân” của Tokyo (Nhật Bản) trong năm 2012.
Thủ đô của Nhật, vốn đứng nhất thế giới trong ba năm liên tiếp, đã rớt xuống vị trí thứ 6, theo đánh giá của ECA International.
Xếp sau Oslo là thủ đô Luanda của Angola, nơi các sản phẩm và dịch vụ cho người nước ngoài đều thuộc hạng cao cấp mà người trong nước khó chạm tới.
Ngoài ra, một thành phố khác của Na Uy là Stavanger, Juba (South Sudan) và Moscow (Nga) đều có chi phí sống dành cho người nước ngoài cao hơn Tokyo.
Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng trong khu vực châu Á, thì thủ đô của Nhật vẫn là nơi có chi phí sống đắt nhất đối với người nước ngoài.
“Tokyo đã luôn là một nơi đắt đỏ khi gửi nhân viên đến làm việc đối với các tập đoàn hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Và mặc dù thành phố này đã rớt năm bậc so với năm ngoái (2012), nhưng đây vẫn là nơi có chi phí sống cao”, Lee Quane, Giám đốc khu vực châu Á của ECA International, cho biết.
“Sự giảm giá mạnh của đồng Yen so với các loại tiền tệ mạnh khác trong những tháng gần đây là nguyên nhân chính khiến Tokyo sụt hạng”, vị này nhận định.
Trong bảng xếp hạng lần này của ECA International, Ấn Độ tiếp tục nằm trong số những nơi có chi phí sinh hoạt cho người nước ngoài thấp nhất thế giới.
Trong số các thành phố của Ấn Độ, thủ đô New Delhi xếp thứ 200 toàn cầu, theo sau là Mumbai (hạng 215), Bangalore (hạng 231), Chennai (hạng 233), Pune (hạng 236), Hyderabad (hạng 242) và Kolkata (243).
Danh sách 50 thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất châu Á trong năm 2013
Xếp hạng trong khu vực châu Á năm 2013 |
Địa điểm |
Xếp hạng toàn cầu năm 2013 |
Xếp hạng toàn cầu năm 2012 |
1 |
Tokyo |
6 |
1 |
2 |
Nagoya |
13 |
3 |
3 |
Seoul |
14 |
29 |
4 |
Yokohama |
16 |
6 |
5 |
Kobe |
21 |
8 |
5 |
Osaka |
21 |
N/A |
7 |
Beijing |
24 |
20 |
8 |
Shanghai |
26 |
26 |
9 |
Singapore |
36 |
33 |
10 |
Hong Kong |
38 |
37 |
11 |
Busan |
46 |
62 |
12 |
Guangzhou |
53 |
60 |
13 |
Ulsan |
54 |
83 |
14 |
Shenzhen |
63 |
58 |
15 |
Taipei |
79 |
79 |
16 |
Shenyang |
96 |
89 |
17 |
Tianjin |
99 |
91 |
18 |
Qingdao |
103 |
92 |
19 |
Dalian |
104 |
96 |
20 |
Chongqing |
116 |
108 |
21 |
Suzhou |
121 |
114 |
22 |
Chengdu |
122 |
115 |
23 |
Wuhan |
123 |
117 |
23 |
Xiamen |
123 |
117 |
25 |
Jakarta |
127 |
112 |
26 |
Nanjing |
128 |
121 |
27 |
Xi'an |
129 |
122 |
28 |
Kaohsiung |
146 |
130 |
29 |
Bangkok |
147 |
162 |
30 |
Yangon |
176 |
154 |
31 |
Metro-Manila |
180 |
198 |
32 |
Chiang Mai |
181 |
193 |
33 |
Kuala Lumpur |
182 |
184 |
34 |
Vientiane |
185 |
195 |
35 |
Surabaya |
188 |
178 |
36 |
New Delhi |
200 |
204 |
37 |
Phnom Penh |
213 |
217 |
38 |
Mumbai |
215 |
206 |
39 |
Hà Nội |
219 |
226 |
40 |
Ulaanbaatar |
222 |
225 |
41 |
Dhaka |
224 |
245 |
42 |
George Town |
226 |
223 |
43 |
TP. HCM |
227 |
235 |
44 |
Colombo |
228 |
237 |
45 |
Bangalore |
231 |
229 |
46 |
Chennai |
233 |
234 |
47 |
Kathmandu |
234 |
242 |
48 |
Pune |
236 |
239 |
49 |
Hyderabad |
242 |
236 |
50 |
Kolkata |
243 |
246 |
Hoàng Uy
>> TP.HCM: Cung cấp 3.000 - 4.000 căn hộ nhà ở xã hội
>> TP.HCM: Chưa áp dụng các biện pháp làm thiệt hại kinh tế nhà nuôi yến
>> “Bom nổ chậm” giữa các khu phố Hà Nội
>> Gặp gỡ các nhà văn châu u tại Hà Nội
>> Du khách nước ngoài lại bị taxi ở Hà Nội "chặt chém
Bình luận (0)