Trai làng quyết đấu ở lễ hội vật cầu

02/02/2017 14:32 GMT+7

Cứ 3 năm 1 lần, lễ hội vật cầu làng Kim Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, TP.Hải Phòng lại là cơ hội để trai làng thể hiện sự dũng cảm, tinh thần thượng võ.

Tương truyền, tướng quân Phạm Ngũ Lão khi đi kinh lý qua vùng này đã bày ra trò vật cầu để rèn luyện sức khỏe cho binh sĩ. Dần dần, vật cầu trở thành một lễ hội truyền thống được tổ chức tại sân đình làng Kim Sơn vào ngày mùng 6 tháng Giêng.
Giữa sân đình có một hố tròn gọi là lỗ cầu cái. Theo các vị bô lão trong làng, sân đình có hình con nhạn, ở giữa rốn nhạn lại có lỗ nên nếu ba năm không khơi lại thì động làng, làm con gái trẻ hư hỏng. Do vậy, hội vật cầu được mở 3 năm một lần để không phạm lời nguyền: “Ba năm không hội vật cầu. Làng Kim con gái vác bầu ra đi”. 
Đường vào sân đình có 3 cửa Đông, Nam, Bắc và được dựng 3 cổng trào treo ba bức đại tự: “Kiến như đại tân - Anh hùng trần lực - Vật ngã giai xuân” (nghĩa là ngày gặp gỡ lớn, toàn sức vật cầu, quyết giành phần thắng).
Độc đáo nhất là quả cầu làm từ củ chuối hột gọt tròn với đường kính khoảng 40 cm, nặng khoảng 20 kg. Để làm quả cầu, cả làng phải mất rất nhiều công sức để tìm được củ chuối thật lớn giao cho các nghệ nhân trang trí rồng phượng, sơn son rồi đặt lên mâm bồng trong kiệu, đem bày trên hương án thờ thần ở đình làng.
Tham gia hội vật cầu, các dòng họ trong làng sẽ chia thành ba giáp Đông, Nam, Bắc phân biệt theo sắc phục đỏ, vàng, xanh. Mỗi giáp có thủ lĩnh gọi là tổng cờ và 5 đô vật là những trai làng mạnh khỏe, dũng cảm.
Sau một loạt nghi thức trang nghiêm để lấy khí thế, quả cầu từ dưới lỗ được tung lên, các giáp giành nhau đưa cầu về “lỗ quân” của đội mình tính điểm. Vật cầu có ba keo, hết keo thứ ba xác định xong đội thắng cuộc. Vì quả cầu bằng củ chuối rất trơn, nặng và rắn chắc nên các "giai cầu" không dễ dàng bấu víu theo ý mình, khiến các đội phải vật lộn, tranh giành vô cùng hào hứng.
Ngoài ra, nếu quả cầu bị đưa xuống ao làng thì hội kết thúc mà không bên nào chiến thắng.
Hội vật cầu Kim Sơn năm nay đã thu hút hàng nghìn người đến xem. Sau đây là hình ảnh Thanh Niên ghi nhận tại lễ hội độc đáo này: 
le-hoi-vat-cau
Sáng mùng 6 tháng Giêng năm Đinh Dậu (2.2), hàng nghìn người đổ về sân đình làng Kim Sơn xem hội vật cầu Ảnh Lê Tânle-hoi-vat-cau
Vì 3 năm mới có 1 lần nên hội vật cầu luôn được già trẻ gái trai cả làng mong đợi Ảnh Lê Tânle-hoi-vat-cau
Lễ hội có ý nghĩa tinh thần to lớn với người dân Kim Sơn Ảnh Lê Tânle-hoi-vat-cau
Hội vật cầu diễn ra ở sân đình, giữa đình có 1 hố tròn gọi là hố cầu cái Ảnh Lê Tânle-hoi-vat-cau
Các dòng họ trong làng chia làm 3 giáp để cùng nhau tranh tài cướp cầu Ảnh Lê Tânle-hoi-vat-cau
Cầu được làm bằng củ chuối bán kính 40 cm, nặng khoảng 20 kg Ảnh Lê Tânle-hoi-vat-cau
Tiếng trống được vị trưởng lão đánh lên, báo hiệu lễ hội bắt đầu Ảnh Lê Tânle-hoi-vat-cau
Cầu được rước từ đình ra sân cùng đội múa rồng, múa cờ, đội lễ, đội nhạc Ảnh Lê Tânle-hoi-vat-cau
Kiệu cầu và các giáp sẽ tập trung trước lỗ cầu cái để hành lễ Ảnh Lê Tânle-hoi-vat-cau
Vị chủ tế ban rượu cho các giáp để tăng dũng khí Ảnh Lê Tânle-hoi-vat-cau
Sau đó, cầu được chủ tế đưa vào lỗ cái Ảnh Lê Tânle-hoi-vat-cau
Các giáp đưa quân về đứng ở các "cửa" đợi trống lệnh Ảnh Lê Tânle-hoi-vat-cau
Trống lệnh vang lên, 15 người trong 3 giáp lao vào cướp cầu Ảnh Lê Tânle-hoi-vat-cau
Các giáp phải rất mưu trí, nhanh nhẹn mới mong đưa được cầu về với đội mình Ảnh Lê Tânle-hoi-vat-cau
Đội nào cũng gặp sự tranh cướp kịch liệt của 2 đội còn lại Ảnh Lê Tânle-hoi-vat-cau
Năm nay, sau 3 hiệp, mỗi giáp đều đưa cầu về cửa đội mình một lần Ảnh Lê Tânle-hoi-vat-cauDù mỗi kèo chỉ 3 phút nhưng rất quyết liệt và mất rất nhiều sức Ảnh Lê Tân
le-hoi-vat-cau
Cuối cùng, cầu được đưa xuống ao đình, cả ba đội đều hòa Ảnh Lê Tân
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.