Nhằm tìm hiểu vấn đề trên, chuyên gia Victor Okunrintemi và các cộng sự tại tổ chức Baptist Health South Florida (Mỹ) đã tiến hành 2 cuộc nghiên cứu nhằm xem xét những khía cạnh khác nhau của chứng trầm cảm và bệnh tim mạch.
Trong một nghiên cứu, nhóm chuyên gia Mỹ đã đánh giá trải nghiệm của bệnh nhân, chi tiêu chăm sóc sức khỏe và việc sử dụng nguồn lực tại một cộng đồng bệnh nhân tim mạch lớn, chia họ thành 2 nhóm: những người đã được chẩn đoán bị trầm cảm và những người không được chẩn đoán bị tình trạng này.
Dựa trên những phản hồi từ một bản câu hỏi về sức khỏe, những bệnh nhân không được chẩn đoán bị trầm cảm được chia thành 2 nhóm có rủi ro cao và rủi ro thấp với chứng trầm cảm.
Khi các nhà nghiên cứu so sánh các nhóm bệnh nhân tim mạch có rủi ro cao và rủi ro thấp không bị trầm cảm, họ phát hiện:
+ Những người có rủi ro trầm cảm cao “móc hầu bao” nhiều hơn cho các khoản chi chăm sóc y tế nói chung và bằng tiền riêng hàng năm so với những bệnh nhân ở nhóm rủi ro thấp.
+ Các bệnh nhân rủi ro cao với chứng trầm cảm có nguy cơ nhập viện và sử dụng phòng cấp cứu cao hơn 2 lần so với nhóm rủi ro thấp.
+ Những bệnh nhân rủi ro cao có khả năng tự nhận thức sức khỏe tồi tệ cao hơn 5 lần, và có khả năng bất mãn với việc chăm sóc sức khỏe của họ cao hơn 4 lần.
+ Những bệnh nhân chịu rủi ro trầm cảm cao có chất lượng cuộc sống liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe đặc biệt tồi tệ hơn.
Trong cuộc nghiên cứu thứ hai so sánh việc sử dụng nguồn lực y tế và các khoản chi tiêu ở bệnh nhân tim có và không bị trầm cảm, ông Okunrintemi và các cộng sự nhận thấy các bệnh nhân tim được chẩn đoán bị trầm cảm có khả năng nhập viện cao hơn 54% và khả năng “thăm” phòng cấp cứu cao hơn 43% so với những người không được chẩn đoán bị trầm cảm.
Ngoài ra, những bệnh nhân tim bị trầm cảm bỏ ra nhiều hơn 4.381 USD cho các khoản chi chăm sóc sức khỏe so với những người không bị trầm cảm.
Bình luận (0)