Biểu hiện
Nếu chúng ta tiếp xúc ánh nắng lâu ngoài trời thì rất dễ bị say nắng, Đông y gọi là “trúng thử”. Khi bị trúng nắng sẽ khiến sự điều hòa thân nhiệt của cơ thể bị xáo trộn, làm gia tăng nhiệt độ, cơ thể mất nước. Một số người khi trúng nắng có biểu hiện như: chuột rút (co cơ) - các cơ bắp co thắt và rất đau, nhất là ở tay chân không duỗi ra được; nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, cơ thể nóng ran, thở nhanh, mạch đập nhanh, sau đó yếu dần. Nếu nặng hơn thì có thể người choáng váng, nôn ói rồi ngất xỉu hay co giật.
|
Xử trí, ăn uống
Cho người bệnh nằm ngửa ở nơi thoáng mát, nâng chân lên cao khoảng 15-20 cm so với mặt đất. Nếu muốn buồn nôn hay bị xót ruột thì đặt người bệnh nằm nghiêng. Song song đó có thể cho người bệnh dùng một số bài thuốc như sau:
- Đậu xanh 100 gr, bạc hà 12 gr, một ít đường trắng. Đậu xanh và bạc hà rửa sạch, rồi cho đậu xanh vào nồi cùng khoảng một lít nước, nấu đến sôi thì cho bạc hà vào, nấu thêm vài phút nữa cho sôi lại, gạn lấy nước cho bệnh nhân uống.
|
- Dùng một ít dưa hấu (bỏ hạt), cùng cà chua (bỏ vỏ lụa bên ngoài) đem ép (hoặc cho vào máy xay) để lấy nước cho người bệnh uống.
- Dùng nước nấu từ gạo rang, bằng cách: khoảng 100 gr gạo lứt rang cho vàng (có mùi thơm), sau đó cho vào 1,5 lít nước đun đến khi nhừ, lọc lấy nước, cho thêm 5 gr muối và 10 gr đường và để bệnh nhân uống.
Để tránh bị trúng nắng, cũng như tránh mất nhiều nước cho cơ thể, trong những ngày nắng nóng, ngoài việc che chắn (bằng nón rộng vành, khăn) khi đi ngoài trời nắng; uống nhiều nước, thì chế độ ăn uống cần phải nhiều rau xanh, quả tươi. Chẳng hạn như dùng một số rau quả có tính mát: khổ qua, mồng tơi, bồ ngót, rau lang, quả dâu tươi...; bên cạnh đó cần hạn chế các thực phẩm như nước ngọt có ga, rượu, cà phê; hạn chế thực phẩm có tính nóng và kích thích như ớt, tiêu...
Lương y Hoài Vũ
>> Say nắng gây co giật
>> Nguy kịch vì say nắng
>> Uống phòng say nắng
>> Xử trí khi say nắng, say nóng
Bình luận (0)