Tránh tự mắc bẫy

22/08/2012 03:05 GMT+7

Nhìn vào biểu hiện bề ngoài, chuyện tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông trong những ngày qua có phần căng thẳng và gay cấn hơn tại biển Đông. Mọi dấu hiệu đều cho thấy Trung Quốc phải tập trung cho tranh chấp với Nhật Bản. Lý do là sách lược của Tokyo không chỉ làm Bắc Kinh khó khăn thêm ở biển Hoa Đông mà còn ngày càng khó xử ở biển Đông.

Tại biển Đông, Trung Quốc chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đồng thời vướng vào tranh chấp với Philippines. Trong khi đó, Nhật quản lý quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền.

Đồng thời, Nhật đang căng thẳng với Hàn Quốc về đảo Dokdo/Takeshima đang do Seoul quản lý. Sách lược của Tokyo là tăng cường tiềm lực quân sự và cơ sở pháp lý thực tế để bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo đang quản lý và đồng thời chủ ý đưa tranh chấp với Hàn Quốc ra Tòa án Pháp lý quốc tế. Cả hai sách lược ấy nếu được các nước ở biển Đông thực hiện thì đều bất lợi đối với Trung Quốc. Nước này hành xử thế nào ở khu vực này thì đều vấp phải nguy cơ tự mắc bẫy ở khu vực kia. Một khác biệt nữa là ở biển Đông, Trung Quốc tăng cường gây hấn, ỷ vào ưu thế quân sự và khó khăn của ASEAN. Còn ở biển Hoa Đông, Trung Quốc phải đối phó với những bước đi mới của Nhật. Trung Quốc lại đang cần nội yên ngoại tĩnh để dàn xếp nhân sự lãnh đạo cho tương lai. Có thể vì thế mà Bắc Kinh dành ưu tiên xử lý quan hệ với Nhật. Biển Đông có vẻ tạm yên lắng nhưng chắc chắn Trung Quốc sẽ không để thời gian này kéo dài.

La Phù

>> Tranh chấp chủ quyền tại Địa Trung Hải: Điểm nóng dầu khí
>> Mỹ cảnh báo ý đồ chia rẽ ở biển Đông
>> Đêm nay 15.8, bão Kai-Tak vào biển Đông
>> Bão Kai-Tak tiến đến gần biển Đông
>> Cơn bão mới Kai-Tak đang tiến đến gần Biển Đông
>> Trung Quốc lộ rõ mưu đồ ở biển Đông

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.