Từ nay bên cạnh những phương pháp trị liệu thông thường, học sinh ở trung tâm sẽ được trị liệu bằng động vật. Đây là mô hình kết hợp giữa trung tâm với đội ngũ chuyên gia gồm các bác sĩ chuyên khoa tâm lý, bác sĩ thú y, chuyên viên tâm lý, tiến sĩ nông nghiệp, sinh học... Đây là dự án ấp ủ 11 năm qua của bác sĩ Lâm Hiếu Minh (Trưởng khoa Sức khỏe tâm lý Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM).
Tại buổi lễ ra mắt, bác sĩ Minh chia sẻ: “Từ khi còn du học nội trú chuyên ngành tâm thần trẻ em ở Pháp, tôi đã ấp ủ dự định làm một điều gì đó cho trẻ tự kỷ tại VN. 11 năm qua, tôi không ngừng nghiên cứu đưa dự án dùng động vật để trị liệu cho trẻ tự kỷ vào thực tiễn. Thực ra ở các nước trên thế giới đã sử dụng phương pháp này và hiệu quả mang lại rất cao. Tuy nhiên ở VN đây là lần đầu tiên phương pháp này được ứng dụng. Việc trị liệu bằng phương pháp này sẽ vừa là một hoạt động chuyên sâu vừa mang tính giáo dục và nhân văn dành cho các cháu có hoàn cảnh đặc biệt”.
tin liên quan
Cha mẹ nên làm gì khi con bị tự kỷ?Tự kỷ là một dạng rối loạn có ảnh hưởng đáng kể đến giao tiếp, tương tác xã hội và biểu hiện hành vi của trẻ.
Theo bác sĩ Minh, sau một năm thử nghiệm phương pháp tại trung tâm, hiệu quả mang lại rất khả quan. Với phương pháp này, những loài động vật thường được chọn là những vật nuôi trong nhà, gần gũi với con người hoặc hiền lành và thân thiện như chó, cừu, gà, vịt, cá, ngựa...
tin liên quan
Cha mẹ thiếu hiểu biết là rào cản hòa nhập của trẻ khuyết tậtĐó là một trong những vấn đề được nêu lên tại hội nghị khoa học 'Hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập' cho trẻ khuyết tật tổ chức sáng nay, 15.2, tại Hải Phòng.
Bình luận (0)