Theo đó, có một số cặp đôi trong trang phục áo cưới đã trèo lên nóc những ngôi nhà cổ ở thành phố Hội An để chụp ảnh. Điều mà nhiều người lo ngại chính là mái ngói âm dương của ngôi nhà cổ có tuổi đời hàng trăm năm này dễ bị hư hại, thậm chí có thể sụy đổ bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm đến tính mạng của người chụp ảnh lẫn những người sinh sống bên dưới.
Facebooker Nguyễn Xuân Kỳ kêu gọi các bạn trẻ đừng vì “sự khác biệt bộ ảnh cưới” mà làm xấu đi vẻ đẹp của phố cổ Hội An: “Mỗi người phải tự cảm thức cái hồn thiêng của phố từ mái ngói âm dương, thảm rêu, đầu hồi, bờ chảy…đến mắt cửa, hiên nhà, giàn hoa, tiếng chim, cánh bướm… Đừng làm tổn thương phố cổ vì nó sẽ chạm vào nỗi đau không chỉ của riêng ai”. Nhiều cư dân phố cổ cũng đã chia sẻ lo lắng của mình khi trào lưu chụp ảnh trên mái ngói nhà cổ bùng phát.
“Hệ mái ngói âm dương của nhà cổ là di sản có giá trị đặc biệt của Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An. Các bạn lên mái để chụp ảnh sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị di sản về nhiều mặt, vi phạm các quy định pháp luật về bảo tồn di sản”, bạn Trung Võ cảnh báo.
Trong khi đó, người chuyên hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở Hội An, Jack Tran đề nghị: “Cấm tất cả các hoạt động này vào phố cổ nếu như họ bất tôn di sản của phố cổ Hội An”…
tin liên quan
Nhà thờ Núi Nha Trang: Vẻ đẹp yên bình trong lối kiến trúc GothicCũng theo ông Nguyễn Văn Lanh, bằng chứng rõ nhất là những nhà cổ mà các bạn trẻ trèo lên chụp ảnh đã bị hư hỏng một số cấu kiện, trực tiếp là mái ngói.
"Một số bạn trẻ không chỉ nằm lên mái ngói để chụp ảnh mà còn ngồi luôn lên nóc nhà để chụp ảnh. Những hành vi đó, áp dụng Luật Di sản cũng như quy chế quản lý hiện nay thì đều vi phạm. Điều chúng tôi lo nhất là thị hiếu thẩm mỹ và ý thức đối với di sản bị tổn thương rất lớn. Bởi vì Hội An không chỉ là ngôi nhà mái ngói đâu, mà là hồn phố, được tích tụ, nâng niu, gìn giữ cả hàng trăm năm qua. Thế mà bây giờ có những hành động như vậy, dù vô thức cũng không thể chấp nhận được”, ông Nguyễn Văn Lanh nói thêm.
Trả lời câu hỏi về sự lỏng lẻo trong công tác quản lý, để cho nhiều người leo lên mái nhà cổ chụp ảnh, ông Nguyễn Văn Lanh phân trần: “Đó là khoảng trống. Có những việc là chúng ta đạp chân nhau. Ví dụ như trùng tu, sửa chữa thì rất nhiều cơ quan tham gia, nhưng chuyện chụp ảnh, leo lên mái ngói nếu như không có mạng xã hội đưa lên thì thật tình cũng chẳng ai biết. Ở đây trách nhiệm của ngành văn hóa một phần, nhưng chính quyền cấp cơ sở cũng phải chịu trách nhiệm”.
Bình luận (0)