Triển lãm tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa trong bộ đội biên phòng

02/03/2015 19:33 GMT+7

(TNO) Các tư liệu lịch sử, bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa sẽ được triển lãm, giới thiệu đến cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng.

(TNO) Các tư liệu lịch sử, bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa sẽ được triển lãm, giới thiệu đến cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng.

Ngày 2.3, tại Hà Nội, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng tổ chức Lễ đón nhận bộ bản đồ, tư liệu lịch sử do Bộ Thông tin - Truyền thông trao tặng, để giới thiệu đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng. Các bản đồ, tư liệu lịch sử này là bản sao lưu từ các tài liệu gốc nhằm phục vụ cho các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin kiến thức về chủ quyền biển, đảo.
Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, 180 tư liệu, bản đồ này là những tư liệu quý được thu thập từ các triều đại phong kiến VN và các quốc gia trên thế giới. Các tư liệu này đều có giá trị pháp lý và lịch sử mạnh mẽ, khẳng định và chứng minh Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ rất sớm, bằng con đường hòa bình; được các triều đại phong kiến, nhà nước Việt Nam sau này liên tục thực thi và bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo này.
chu-quyen-bien-daoThứ trưởng Trương Minh Tuấn trao tặng tư liệu lịch sử cho Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng
- Ảnh: Hoàng Phan
Đặc biệt, trong số tư liệu này, có nhiều tài liệu bản đồ từ các nhà nước phương Tây và do chính Trung Quốc công bố hàng trăm năm qua cho thấy Trung Quốc không có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Các tư liệu, bản đồ lịch sử được chia làm 4 nhóm:
Nhóm thứ nhất là các văn bản do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành tư thứ kỷ 17 - 20, khẳng định Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhóm thứ hai là 60 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Việt Nam, các quốc gia phương Tây và Trung Quốc công bố từ thế kỷ 16 đến nay.
Nhóm tư liệu thứ ba gồm 15 văn bản hành chính thuộc Pháp và Việt Nam Cộng hòa về thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Nhóm cuối cùng là những hình ảnh về cuộc sống của cán bộ chiến sĩ, nhân dân Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.

chu-quyen-bien-dao
chu-quyen-bien-daoCác tư liệu, bản đồ về Trường Sa, Hoàng Sa thu hút sự quan tâm đặc biệt của cán bộ, chiến sĩ
bộ đội biên phòng - Ảnh: Hoàng Phan
Chia sẻ tại lễ tiếp nhận tư liệu, thiếu tướng Lê Thái Ngọc, Phó chính ủy Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng khẳng định, bộ tư liệu, bản đồ này là món quà quý ngay trước ngày kỷ niệm 56 năm truyền thống Bộ đội biên phòng (3.3.1959 - 3.3.2015) và 26 năm Ngày biên phòng toàn dân.
Cũng theo thiếu tướng Lê Thái Ngọc, sau khi trưng bày giới thiệu tại Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, các tư liệu lịch sử này sẽ được giới thiệu, triển lãm tại các đơn vị, tạo cơ hội cho các bộ chiến sĩ bộ đội biên phòng có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu và có nhận thức sâu sắc về chủ quyền biển đảo.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.