Triều Tiên hành động như vậy để thể hiện thái độ về cuộc trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop mới đây. Trong đó, bà Bishop nói Triều Tiên đe dọa hòa bình khu vực và khẳng định Úc ủng hộ chủ trương của Mỹ "để ngỏ mọi biện pháp đối phó Triều Tiên".
Xưa nay, Úc không phải đồng minh quân sự và đối tác chiến lược duy nhất ủng hộ Mỹ đối phó Triều Tiên. Về địa lý, Úc ở cách xa Triều Tiên. Có không ít nước ủng hộ Mỹ như Úc mà Triều Tiên lại chỉ dọa mỗi nước này. Từ đó có thể thấy Triều Tiên dùng việc hăm dọa Úc nhằm răn đe nước khác.
Căng thẳng và đối địch giữa Mỹ và Triều Tiên ở khu vực Đông Bắc Á chưa có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí còn ngược lại. Mức độ hăm dọa nhau giữa hai bên ngày càng tăng. Mỹ đưa tàu sân bay đến thì Triều Tiên bắt giữ công dân nước này. Nhật Bản cũng gửi tàu chiến tập trận chung với nhóm tàu Mỹ đang đến vùng biển bán đảo Triều Tiên. Với Nhật Bản và Mỹ hay Hàn Quốc thì Triều Tiên đã nhiều lần đe đến mức tột đỉnh cũng như ba nước này đã làm với Bình Nhưỡng. Cho nên thông điệp của Triều Tiên qua cách thức dọa Úc mới đây là nhằm vào các bên ở gần, hàm ý một khi xảy ra đụng độ vũ trang giữa Mỹ và Triều Tiên thì sẽ có cả vũ khí hạt nhân vào cuộc. Khi ấy vấn đề không đơn thuần là chuyện giữa Mỹ và Triều Tiên mà còn với cả đồng minh của Mỹ.
Bình luận (0)