Luật ra trễ, trợ cấp lại kèm điều kiện, có hấp dẫn đầu tư ngành chip bán dẫn Mỹ?

Luật ra trễ, trợ cấp lại kèm điều kiện, có hấp dẫn đầu tư ngành chip bán dẫn Mỹ?

La Vi
La Vi
02/03/2023 09:38 GMT+7

Ngày 28.2, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã đưa ra một thông điệp cho bất kỳ công ty bán dẫn nào muốn có phần trong khoản 39 tỉ USD trợ cấp liên bang mới từ Đạo luật CHIPS. Đó là: số tiền này đi kèm ràng buộc.

Theo đó, các công ty nhận tài trợ từ từ Đạo luật CHIPS sẽ được yêu cầu chia sẻ lợi nhuận vượt mức và trình bày kế hoạch cung cấp gói chăm sóc trẻ em cho người lao động với giá cả phải chăng.

Tuy nhiên, giáo sư tại Khoa Chính phủ của Đại học Cornell Sarah Kreps nói rằng đạo luật trên có thể gây ra một số e ngại từ những người nhận tiền trợ cấp.

Bà Kreps cho biết: "Không có bữa trưa nào là miễn phí cả. Và tôi nghĩ đó là quan điểm của chính phủ Mỹ, đó là 'nếu chúng tôi cung cấp cho bạn hàng tỉ USD, chúng tôi sẽ định hình hoặc chúng tôi sẽ muốn định hình cách mà bạn sử dụng tiền'. Nhưng tôi nghĩ trong khoảng thời gian chờ đợi, kể từ khi luật được thông qua và ký thành luật vào tháng 8, thì toàn bộ ngành này đã thực sự bị ảnh hưởng. Các điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến ngành này, đó là ngành sản xuất hàng công nghệ đã sa sút. Mà ngành công nghệ lại là yếu tố thúc đẩy nhu cầu tăng sản xuất chip. Vì vậy tôi nghĩ sóng gió đã bắt đầu ập đến với ngành này. Và tôi nghĩ động lực có điều kiện này xuất hiện trong bối cảnh mà người ta phải cân nhắc là có thể một vài tỉ USD khuyến khích đầu tư sẽ không thực sự đủ sức thuyết phục để xây dựng các nhà máy ở Mỹ".

Mỹ công bố điều kiện nhận tài trợ từ Đạo luật CHIPS - Ảnh 1.

Tổng thống Joe Biden phát biểu trong một sự kiện ký Đạo luật CHIPS tại Nhà Trắng hồi tháng 9.2022

Reuters

Đạo luật CHIPS rất quan trọng đối với tham vọng Mỹ nhằm vượt qua Trung Quốc trên thị trường toàn cầu và giảm sự phụ thuộc vào chip sản xuất tại Đài Loan.

Ông James Lewis, phó chủ tịch cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, vào cuối ngày 28.2 cho biết đó mới là điều quan trọng.

"Mục tiêu cuối cùng ở đây là chúng ta thấy mình bớt phụ thuộc vào Đài Loan như một nguồn cung cấp chip? Và nếu chúng ta đạt được mục tiêu đó, thì tất cả những thứ khác đều không phụ thuộc. Đó là ưu tiên hàng đầu khi bạn nhìn vào bảng ưu tiên của chính quyền. Đó là ưu tiên hàng đầu của họ. Chăm sóc trẻ em trong lực lượng lao động là ưu tiên số 5. Nhưng mục tiêu chính là giảm sự phụ thuộc vào Đài Loan", ông Lewis nhận định.

Các công ty bán dẫn đã công bố hơn 40 dự án mới bao gồm gần 200 tỉ USD đầu tư tư nhân để tăng sản lượng trong nước, nhằm giúp Mỹ giành ưu thế trên thị trường bán dẫn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.