Quyền "bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở" đã được quy định trong Hiến pháp. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật khác lại không quy định rõ về "quyền ứng xử của chủ nhà" khi có kẻ trộm đột nhập. Trong nhiều trường hợp, chủ nhà trở thành người phạm tội còn kẻ trộm lại trở thành nạn nhân.
Có chuyên gia cho rằng quy định của luật pháp hiện nay về khái niệm "phòng vệ chính đáng" và "vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" vẫn chưa rõ ràng, dẫn đến nhiều hệ lụy.
tin liên quan
Chém kẻ trộm, chủ nhà bị khởi tố tội giết ngườiThấy có người lẻn vào cửa hàng bán tạp hóa của gia đình, ông Lê Minh Phương dùng kiếm chém nhiều nhát khiến người này ngã gục.
Luật sư Nguyễn Hiền Hà (Đoàn luật sư tỉnh Bình Phước) nhận định: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở đã được quy định rõ Hiến pháp năm 2013.
|
Tuy nhiên, các văn bản pháp luật khác, mà cụ thể là quy định trong Bộ luật Hình sự, không quy định rõ thế nào là “phòng vệ chính đáng”? thế nào là “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”? để người dân có thể tự bảo vệ mình.
Điều 15 Bộ luật Hình sự 1999 nêu: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”.
Tại khoản 2 điều luật này còn quy định “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.”.
Cũng theo luật sư Hà, như vậy, "phòng vệ chính đáng" và "vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" chỉ khác nhau ở 4 từ ”rõ ràng quá mức”, mà thế nào là “rõ ràng quá mức” thì không có văn bản nào giải thích.
tin liên quan
Trộm vào nhà, phòng vệ sao cho hợp pháp?Mới đây, Công an Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội ra quyết định khởi tố ông Lê Minh Phương (50 tuổi) về hành vi giết người, khi dùng kiếm chém trọng thương một thiếu niên lén vào nhà trộm cắp.
Qua nhiều vụ án chủ nhà bắt trộm, hoặc người chống trả kẻ cầm dao đến nhà chém mình, làm họ bị thương lại trở thành tội phạm, thì quy định của pháp luật về phòng vệ chính đáng cần phải được xem xét, nghiên cứu để quy định cho rõ ràng, cụ thể hơn.
Luật sư Hà cho rằng riêng đối với vụ việc của ông Lê Minh Phương (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) khi dùng kiếm chém trọng thương một người ban đêm đột nhập vào nhà mình, trước hết nếu theo quy định thì ông Phương đã có hành vi phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Tuy nhiên, xét về nguyên nhân sâu xa của vấn đề thì vụ án này có nhiều điều đáng phải bàn.
“Hiến pháp đã thừa nhận quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhân phẩm, tài sản, bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, vậy tại sao khi có kẻ ngang nhiên xâm nhập nhà, chủ nhà chống trả, lại bị phạm tội?”. luật sư Hà băn khoăn.
Theo luật sư Hà, thời gian gần đây quá nhiều vụ án kẻ đột nhập đã từ trộm chuyển thành cướp, hiếp, giết và sẵn sàng giết chết cả nhà để tẩu thoát, nên khi phát hiện có kẻ trộm vào nhà, không ai có thể đủ bình tĩnh.
tin liên quan
Đâm mông trộm gà, chủ nhà lãnh án: 'Nghiệt ngã thay, tôi vướng vòng lao lý!'Phía sau bản án phúc thẩm 12 tháng tù (cho hưởng án treo) mà ông Nguyễn Ngọc Ánh vừa nhận cùng khoản bồi thường cho bị hại (người trộm gà) 75 triệu đồng là câu chuyện trải lòng của một cán bộ về hưu.
Luật sư Hà cho biết ở một số nước trên thế giới, khi phát hiện kẻ trộm đột nhập, chủ nhà thậm chí có quyền bắn hạ kẻ trộm mà không cần phải xem xét việc chống trả có phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại hay không.
“Đứng giữa hai chọn lựa, một là bị kẻ trộm tấn công, hai là phải tấn công kẻ trộm thì làm sao có thể đánh giá được tình hình và phải suy nghĩ chống trả bao nhiêu phần trăm cho hợp pháp?”, luật sư Hà nói.
Luật sư Hà đề nghị cần phải có sự thay đổi lý luận về tội phạm, đánh giá lại vấn đề nguyên nhân, hành vi và hậu quả chứ không thể chỉ đặt nặng vấn đề hậu quả mà xem nhẹ nguyên nhân để xảy ra hậu quả đó. Nếu không, những hệ lụy sẽ còn tiếp diễn.
Bình luận (0)