• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Trọng dụng nhân tài

07/09/2018 05:14 GMT+7

Chẳng dễ chịu chút nào khi nghe một con số nghịch tai như chỉ có 2/17 quán quân “ Đường lên đỉnh Olympia ” quay về VN sống và làm việc.

Tự dưng là những chuyện tương tự như thế ập về trong suy nghĩ. Như chuyện đã từng xảy ra với Đà Nẵng, là các ứng viên của chương trình học bổng du học ưu đãi cho nhân tài chấp nhận bị kiện, bị bồi thường mà không quay về phục vụ quê hương.
Muốn trách nhân tài thì cũng có thể trách, nhưng có lẽ chúng ta nên nghĩ lại một chút về khái niệm “phục vụ quê hương”. Chúng ta muốn nhân tài học xong phải quay về phục vụ quê hương ngay lập tức, bằng cách định vị mình ở đâu đó trong một cơ quan nhà nước, hoặc chí ít là cũng quay về làm việc trên đất Việt Nam, và đóng góp những ngày công làm việc cụ thể? Hay chúng ta sẽ mở ra một tầm nhìn khác hơn, sẵn sàng dõi theo từng bước lập thân lập nghiệp phát triển của nhân tài đất Việt ở nước ngoài để trở nên chín muồi, trở nên vượt bậc, đến khi có thể đem về cho quê hương những giá trị đóng góp lớn lao hơn, có ý nghĩa hơn so với những ngày công thuần túy của họ.
Chúng ta thử ngẫm nghĩ về thành công của trường hợp Giáo sư Ngô Bảo Châu để nhận ra kịch bản đó. Bối cảnh của một xã hội hội nhập quốc tế sâu sắc như hiện nay buộc chúng ta phải làm quen với cách nghĩ, người Việt không nhất thiết phải quay trở về quê nhà ngay lập tức để thể hiện sự đóng góp. Họ có thể định vị giá trị VN ở đâu đó trong cộng đồng quốc tế.
Rồi chúng ta cũng phải tự vấn. Câu hỏi tự vấn dẫu có chua xót thì cũng vẫn phải đặt ra. Rằng chúng ta thiếu điều gì để nhân tài có thể trở nên có ích hơn khi quay về phụng sự đất nước. Chúng ta có thiếu không những ưu đãi vật chất hấp dẫn với nhân tài? Thoạt nghĩ là có, vì lương bổng thu nhập trong nước còn bất cập quá nên chưa chắc đã thu hút và giữ chân nhân tài. Nhưng rồi, một số trường hợp địa phương mạnh dạn đưa chính sách khuyến dụ nhân tài, chiêu hiền đãi sĩ, cấp tiền, trao nhà, giao chức, tăng lương cho các nhân tài. Thậm chí có nơi chẳng ngại thực hiện chính sách “mua” nhân tài. Nhưng rồi không chắc đã thu hút được, đã giữ chân được nhân tài.
Đem chính sách tiền bạc, vật chất để đãi ngộ người tài cho thấy một sự quan tâm rất thực tế và coi trọng người tài. Nhưng có lẽ người tài cần một điều khác hơn, là sự trọng dụng thực sự. Là tạo môi trường làm việc để họ đóng góp ý tưởng mà không phải vượt qua quá nhiều rào cản vô lý của tư duy cũ kỹ, của môi trường làm việc thiếu sự sáng tạo và không dám chấp nhận sự thay đổi.
Nhân tài cần được soi mình vào công việc và hiệu quả thực tế để thấy mình có ích và có giá trị, chứ không hẳn chỉ thích đo đếm tài năng của mình bằng số tiền “phúc lợi chính sách” như một đặc quyền đối xử dành cho họ.
Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.