• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Trong sâu thẳm, ai cũng muốn được trở về nhà...

Thu Nguyệt
trangdtbtn@gmail.com
23/08/2020 18:00 GMT+7

Điềm tĩnh, chín chắn, kín kẽ, có lẽ vì thế mà cùng với tài năng hóa trang của mình, Tony Nguyễn là một trong số ít những cây cọ được yêu thích và nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của nhiều vị khách đặc biệt như các VIP, hoa hậu, á hậu cũng như những nghệ sĩ, ngôi sao hạng A như: Hoa hậu Việt Nam Mai Phương Thúy, Á hậu Huyền My, Tú Anh, MC - biên tập viên VTV Thu Hà...

 

“… Tony là người miền Nam, xa quê rất nhớ. Chỉ ước có thể một tháng dăm lần đi đi về về, vừa làm việc, vừa tận hưởng những phong vị phương Nam, những phong vị đi suốt tuổi thiếu thời. Ngày càng dành nhiều thời gian cho dịch vụ trang điểm cô dâu và dịch vụ cưới có lẽ cũng vì lòng dạ luôn khao khát một mái ấm, luôn được trở về nhà đó chị…”

... Buổi trò chuyện với phóng viên Thời Trang Trẻ với chuyên gia trang điểm Tony Nguyễn khá dài không chỉ vì sự "rảnh rỗi bất khả kháng" do đại dịch Covid mang đến mà còn vì những trải lòng đầy tâm tư, thấm đẫm nỗi niềm và rất sâu sắc của chuyên gia trang điểm Tony Nguyễn như thế.  

 

 

Làm nghề dịch vụ, lại là dịch vụ trang điểm, làm đẹp, một nghề rất cần sự thấu hiểu, chăm chút, lại đi ngược từ Nam ra Bắc, có khi nào anh thấy “khớp”, thấy cảm giác của dân “ngụ cư” và dân “thổ địa”?

 
Những ngày đầu lập nghiệp ở đây, khó lắm luôn. Đầu tiên là ngôn ngữ. Tony giọng miền Nam giao tiếp với khách họ không hiểu mà Tony cũng lúng túng. Cường điệu lên một tí thì cứ như là mình học, thực hành một ngoại ngữ vậy. Rồi nữa, cá tính của phụ nữ miền Nam cũng ngược hẳn với phụ nữ miền Bắc. Làm ở Hà Nội phải kĩ lưỡng hơn trong khâu tư vấn để thuyết phục các cô, các chị cùng với mình chọn cái phù hợp với họ hơn là cái họ thích… Thế nhưng, Tony ở đây 8 năm rồi, cứ như là đất lành, chim đậu. Ban đầu, là ghé Hạ Long chơi, rồi qua Hà Nội với bạn và thấy duyên lành lành, ngọt ngọt thì ở lại luôn từ bấy tới giờ. Cái cảm giác như chị nói, ngụ cư và thổ cư, là có. Nhưng Tony nghĩ, ở đâu cũng sẽ có những trắc trở và khúc khuỷu, cũng lại như làm nghề thôi, nhẫn một tí, kiên trì một tí, kín kẽ một tí thì sóng gió cũng qua.
 
 

Cách ứng xử này hơi lạ, lạ hơn ở chốn người ta lấy thị phi làm sóng để được dâng cao, có đúng không?

 

Không ồn ào, không thị phi, không phải showbiz. Ồn ào để giết thời gian, để làm sóng dâng cao, nhanh nổi, như chị nói. Tony thì khác, chắc vì như chị hỏi ban nãy, từ đầu mình chọn một lối đi ngược. Người ta Nam tiến để hòa vào ồn ã, hoa lệ mình thì lại Bắc tiến, có lẽ khó khăn nhiều hơn nên tập trung làm việc nhiều hơn. Từ năm 2010, theo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, Tony cũng có duyên để song hành với một số người đẹp và được các nàng tin tưởng. Người đẹp, hoa hậu, doanh nhân nổi tiếng và các VIP là những vị khách đặc biệt. Làm việc với họ là phải kín kẽ, tinh tế, sâu sắc. Việc ai nấy làm, họ - những vị khách đặc biệt ấy, họ có nhiều thứ để mất, họ có nhiều việc quan trọng. Mình là chuyên gia trang điểm, chuyên gia làm đẹp, giúp họ tỏa sáng, mình không được tạo ra cái gì… sáng hơn họ. 

 
 

À, có phải đã thành công trong việc “không tạo ra cái gì sáng hơn họ” mà Tony có nhiều khách thân thiết là những hoa hậu, người đẹp nổi tiếng?

 

Còn một ý nữa. Đó là người đẹp, đại gia, hoa hậu hay doanh nhân thành đạt…, hãy coi họ là khách hàng, không nên coi họ là… túi tiền ( công cộng). Nhiều người nghĩ là làm cho VIP hay nghệ sĩ, ngôi sao chắc được… nhiều lắm. Không phải thế, chi phí dịch vụ vẫn vậy thôi nhưng hãy nghĩ là cùng nhau phát triển. Ví dụ họ nổi tiếng, quan hệ rộng thì mình song hành cũng sẽ được hào danh, tiếng tăm. Đổi lại mình giúp họ quản lý hình ảnh, nhận chương trình, sự kiện... Dù khách hàng là ai, đẳng cấp nào thì sự cộng tác win - win trong công việc là rất cần thiết.  Gần 10 năm làm nghề ở thủ đô này - trung tâm chính trị của cả nước, Tony không chỉ có các khách hàng thân thiết là người nổi tiếng mà còn có nhiều VIP nữa. Ngoài duyên, lộc Tổ nghề ban cho thì Tony tin rằng họ tin tưởng Tony ở sự tập trung cho công việc. Nhiều cô gái của các dòng dõi - danh gia  đặt Tony trang điểm. Có thêm khách là có niềm vui. Nhưng được làm với nhiều khách hàng ở nhiều môi trường khác nhau rất vui vì cảm xúc, trải nghiệm, sự thân thiết và bày tỏ tình cảm yêu quý, gắn bó rất khác nhau.

 
 

Những vị khách đặc biệt, đã đặc biệt như thế nào?

 

Ví như có cô con gái của một vị thứ trưởng. Cô thông minh, biết rõ mình muốn gì. Làm việc với cô, Tony thấy như hai cộng sự làm việc với nhau, chứ không phải là một chuyên gia trang điểm cho một cô dâu. Trong thời trang, sự hiểu biết về nhu cầu thời trang bản thân rất quan trọng. Chuyên gia trang điểm có thể tạo nên một vẻ đẹp phù hợp, mỹ miều nhưng để làm vẻ đẹp đó được sâu sắc, tinh tế, thì chỉ có chủ nhân của nó mới tạo ra. Lễ cưới, cô dâu là nhân vật chính, cô cần xác định rõ những gì mình thể hiện - chỉ có cô mới có hiểu biết đầy đủ về các khách mời lễ cưới, quan viên hai họ và đặc biệt là những người sát mình nhất, chịu sự ảnh hưởng bởi vai trò của cô trong lễ cưới như chú rể hay bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng. Tức là, cô có thể không hiểu về thời trang nhưng cô phải biết cô muốn gì. Cô nên nói với chuyên gia trang điểm về những nhân vật chính trong lễ cưới, các khách mời... Ví như cô dâu mà Tony kể trên, cô chia sẻ với Tony rất kỹ về công việc của bố mẹ, những người tham dự. Tony cùng cô đã có những ngày cùng làm việc rất hiệu quả. Ngày cưới, nhìn sự nhã nhặn, thanh lịch, sang trọng và cao quý của cô giữa những người thân, khách mời sang trọng thuộc giới thượng lưu, Tony hiểu rằng, chính cô mới là người tạo nên vẻ đẹp cho mình. Tony chỉ là một “giúp việc nghệ thuật” cho cô trong ngày trọng đại của cô mà thôi. Cũng có khách đặc biệt là cô dâu ở bên Đức. Qua mẹ của cô thì cô thích phong cách và mời Tony sang đám cưới của cô. Chuyến đi tới mười mấy ngày, vất vả có, lạ lẫm có nhưng vui sướng cũng có rất nhiều. Bản thân mình được mở mang, được tiếp xúc với cộng đồng bà con người Việt ở Đức rất tình cảm, được tìm hiểu học hỏi các xu hướng thời trang, dịch vụ cưới ở châu Âu nói chung và ở Đức nói riêng. Đặc biệt, cô dâu rất dễ thương. Cô rất tôn trọng ê  kíp làm việc từ Việt Nam sang. Cô yêu quê hương và mong muốn có một vẻ đẹp thuần Việt. Thế nên mọi tư vấn của Tony về truyền thống đều được cô lắng nghe và làm theo… Sự phối hợp này không chỉ giúp cả hai đạt ý nguyện mà còn khiến cả hai thêm gắn bó thân thiết sau này.

 

Lại nói về chuyện cưới xin, không phải cô dâu nào cũng đẹp trong đám cưới của mình, dù họ rất cố gắng, tại sao vậy?

Tại vì ai cũng nghĩ là chỉ cần "búc" thợ trang điểm thôi, họ sẽ làm mình đẹp. Nhưng như trên Tony nói, không hoàn toàn như vậy. Cần rất nhiều yếu tố, vì đẹp là một khái niệm trừu tượng, mỗi người mỗi khác, mỗi quan niệm, tầng lớp, địa vị mỗi khác. Thế nên mỗi khi nhận các show trang điểm cho cô dâu, Tony rất kỹ càng. Tony thường dành thời gian để trò chuyện với họ, tìm hiểu gia thế, công việc và nhu cầu thậm chí là cả quá trình yêu đương của đôi trẻ nữa (cười). Sau đó, Tony thường yêu cầu cô gái đến để Tony trang điểm thử, chọn ra phong cách phù hợp nhất cho lễ cưới chính. Nhiều cô dâu ngoài việc chưa biết chính mình muốn như nào hay không biết mình phù hợp với cái gì thì họ còn khá bảo thủ, khăng khăng theo một hình mẫu họ cho là đẹp mà không quan tâm đến tổng thể. Tony thường phải dành thời gian giải thích, thuyết phục. Nói chung, để có thể đẹp trong ngày cưới, không đơn giản là tô son, vẽ phấn mà phải làm sao cho việc hóa trang, làm đẹp được bắt nguồn từ bên trong của chính cô dâu ra. Chỉ cần thiếu cầu kỳ, thiếu kỹ càng, chi tiết một chút thì cô dâu sẽ bị… lố trước họ hàng, quan khách. Việc này, không chỉ các cô dâu bình thường mà ngay cả nhiều cô dâu nổi tiếng cũng đã gặp phải.

 

 

Nghe có vẻ khó quá, có một vẫn đề dễ nhận thấy là trang điểm cho các sao sẽ dễ nổi tiếng, thu nhập đều đặn, nhàn hạ, sang chảnh hơn, tại sao Tony vẫn… đắm đuối với các cô dâu thế?

 

Tại vì cái gì phải kỳ công, tận tâm, tận sức thì mình cũng cảm thấy trân trọng và mong mỏi được làm hơn thì phải. Nhưng cũng tại vì, trong sâu thẳm, ai cũng muốn có một mái nhà để trở về, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Không giấu gì chị, mỗi lần được trang điểm cho các cô dâu là mỗi lần Tony cảm thấy  ấm áp như ở nhà, rất hạnh phúc. Được sống giữa bầu không khí ấm áp, chộn rộn, giữa những trái tim đập đầy hồi hộp, hạnh phúc, một người lao động nghệ thuật như Tony thấy rất thấu cảm. Chỉ có đám cưới, chỉ có giữa những người thân thuộc, cùng gia đình, chỉ trước những đôi uyên ương trẻ, nắm tay nhau chuẩn bị bước về chung nhà, chung giường, chung mâm, chung mơ ước xây dựng cuộc sống tương lai mới có cảm giác đó. Thế nên trang điểm cho cô dâu vất vả lắm nhưng Tony vẫn rất thích. Mỗi show chụp hình cô dâu bao giờ cũng mất mấy ngày, trèo đèo, lội suối, thức khuya dậy sớm hay mỗi show trang điểm trong đám cưới bao giờ cũng là một… combo nguyên dòng họ đó chị. Mỗi người một… mặt rồi mỗi người mỗi giờ, mỗi tính, nhưng rất vui. Có lẽ chính vì thế mà từ 2020, dù tình hình dịch dã diễn biến xấu đi nhưng Tony vẫn quyết tâm cùng bạn bè mở thêm showroom trong miền Nam và mở riêng không gian dịch vụ cưới, trang điểm cô dâu ở Hà Nội, chính là để được thưởng nghiệm thêm không khí ấm áp đó.

 

 

Cảm ơn Tony, chúc thành công !

Top
Top