Bù lại, nhiều người phải làm việc liên tục, chịu không ít áp lực cho xứng “đồng tiền bát gạo”. PV Thanh Niên đã nếm trải những ngày giúp việc nhà như thế.
Sau khi ngủ lại Công ty T.Đ (P.15, Q.Tân Bình, TP.HCM), sáng 3.10, tôi cùng những ô sin khác ngồi dưới sàn nhà ngóng chờ việc. Các ô sin không kén việc dễ dàng kiếm được chỗ làm. Có những người vừa xách ba lô đến, chỉ mươi phút sau đã được đưa đến nhà gia chủ. Đối với những người mới, cô H. - người điều hành công ty, đều dặn: “Nhớ nói với chủ nhà đã làm ở công ty mình mấy năm rồi nha”.
tin liên quan
Trong thế giới ô sin: Phóng viên Thanh Niên thâm nhập ‘chợ giúp việc’Gần 2 tháng học nghề và đi giúp việc nhà như ô sin thứ thiệt, PV Thanh Niên đã thâm nhập sâu hơn vào đời sống của những ô sin, vào thị trường giúp việc nhà sôi động mà cũng rất bát nháo, lắm chuyện bi - hài.
Một phụ nữ ngoài 40 dắt theo đứa con trạc 13 - 14 tuổi cùng đi xin việc. Đặc biệt, có một bé gái chừng 3 tuổi cứ ôm chân cô gái áo trắng, khóc lóc: “Mẹ ơi, về nhà!”. Cô H. hứa hẹn: “Cho mẹ đi làm, bé ở nhà mình chăm cho. Mình đã chăm được mấy đứa rồi. Con nít có tội tình gì đâu. Mình nghĩ̃ ai cũng có lúc sa cơ thất thế...”.
|
Ô sin đa năng
|
Khi tôi đang giặt phần ga giường và áo tã dính phân của đứa em, thằng anh mới đi nhà trẻ về cũng đòi... ị. Ngặt nỗi, gia chủ không cho dắt vào toilet mà bảo tôi mang bô lên phòng ngủ cho cậu “giải quyết”. Tất nhiên, tôi cũng là người vệ sinh cho cu cậu và đưa đi “xử lý” chiếc bô đựng phế phẩm ấy.
Các công việc không tên cứ nối tiếp nhau. Gần 8 giờ tối, tôi sắp sẵn mâm cơm trên bàn đợi những thành viên khác trong nhà đi làm về ăn.
Đêm xuống, cũng là lúc tôi phải đối diện “nỗi khổ không biết tỏ cùng ai”. Số là con tôi mới một tuổi, cháu chưa bỏ bú. Mấy ngày nay tôi vắng nhà, sữa bị “ém” lại gây căng tức ngực. Nhiều lúc nhìn con chủ nhà chóp chép đòi bú, suýt nữa tôi ngỡ con mình... Tôi vào nhà vệ sinh nặn bớt sữa, nước mắt tự dưng cũng chảy tràn khi nghĩ đến con mình đang khát sữa mẹ.
Tôi bỗng nhớ tâm sự của chị Nguyễn Thùy Linh (xã Phú Xuân, H.Nhà Bè, TP.HCM), một ô sin gửi con nhỏ để đi giúp việc theo giờ: “Những lúc căng sữa, chỉ mong trời mau tối về cho con bú. Đút cho con chủ ăn, nhớ cảnh con mình đang nheo nhóc mà xót lòng. Nhiều khi muốn bỏ việc, nhưng nghĩ tới tháng có tiền mua sữa cho con là thêm động lực”.
Hôm sau, cô chủ tế nhị thăm dò: “Đêm qua chị bị đau bụng à? Em mua thuốc cho chị nhé?”. Tôi chỉ biết lắc đầu cười trừ. Công việc vào guồng cấp tập hơn. Nửa đêm, tôi thức trông em bé cho cô chủ vắt sữa dự trữ.
tin liên quan
[VIDEO] Nữ thiếu niên cầm mũ bảo hiểm đập tới tấp vào đầu bạn ngay giữa đườngMới đây, mạng xã hội xuất hiện clip một bạn nữ cầm mũ bảo hiểm đánh tới tấp vào đầu của một nữ sinh khác khiến em này ôm đầu ngồi im ở giữa đường.
Ngày thứ ba, tôi dậy từ 5 giờ, chuẩn bị thức ăn, nước uống và sắp sẵn từng phần trên bàn cho mọi người. Lúc này, cô chủ đút cho bé trai ăn nhưng cu cậu la khóc ỏm tỏi.
Phụ chuẩn bị đồ đạc cho bé trai đến trường xong, tôi quay sang dọn rửa chén bát và giặt đồ. Nhà tuy có máy nhưng tôi phải giặt hoàn toàn bằng tay hai thau đồ/ngày của hai đứa trẻ. Vất vả hơn là lúc đánh vật với thau đồ bự chảng với trên 20 chiếc áo quần công sở, chưa kể các “phụ tùng”. Đã thế, chiếc áo trắng của ông chủ dính vết bẩn hai bên cánh tay, khiến tôi hì hụi hồi lâu mới sạch...
“Tôi gọi điện kể chuyện cho ông nhà tôi nghe. Ông ấy hỏi cô giúp việc không đút cho thằng bé ăn được à?”, câu nói có vẻ bâng quơ của mẹ chồng cô chủ làm tôi áy náy. Ô sin là phải đa năng, phải làm được mọi thứ mà người ta trông đợi chứ!
tin liên quan
'Osin cao cấp' ở Sài Gòn - Kỳ 3: Người ngoại quốc lấn át cả tiền và việcChưa bao giờ ngành 'osin' lại sôi động và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đặc biệt là tại TP.HCM. Chị Ng. cho biết, chỉ riêng một nhà đã trả chị 9 triệu đồng/tháng: “Tôi chỉ làm 4 giờ/ngày mà họ trả tôi như vậy, chủ nhà còn bao ăn và ở nhưng tôi từ chối, vì trống giờ trưa tôi còn làm thêm"
“Vắt sức” cho đáng đồng tiền
|
Dù ông chủ đứng ra thuê, nhưng người vợ cắt đặt mọi thứ khi tôi “trình diện” vào chủ nhật 1.10. Vậy mà Công ty Tr.Đ (P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú) khẳng định với tôi: “Chị chỉ cần biết người thuê mình là đàn ông. Và đàn ông thường dễ hơn phụ nữ, không bày ra nhiều chuyện bảo mình làm”.
Cô chủ trẻ đưa cho tôi dụng cụ lau nhà cùng các loại nước lau chùi, tẩy rửa: “Chị có biết chữ không? Trên này có ghi hướng dẫn”. Ngôi nhà ba tầng rộng mênh mông. Cầu thang dẫn lên sân thượng bụi phủ trắng. Chủ nhà bật mí khoảng... 2 tháng nay chưa thuê ai lau chùi.
Tôi tỉ mẩn làm và cũng tự chạy đua với thời gian cho kịp tiến độ. “Quét, lau từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài”, lý thuyết cơ bản từ khóa học Kỹ năng giúp việc nhà được tôi vận dụng. Quét xong, tôi lau chùi bàn ghế, tủ kệ, các dãy cầu thang và 3 căn phòng, cọ rửa 5 toilet, các buồng tắm... Lúc tôi đang giặt đống thảm chùi chân và khăn lau, cô chủ hỏi: “Chị mệt lắm phải không? Có còn sức ủi đồ không?”. Tôi ráng cười, suýt hụt hơi: “Dạ còn chứ! Làm hết việc chứ không hết giờ”.
Quần quật từ 7 giờ 30 đến gần 12 giờ 30, cái lưng muốn gãy vì mỏi, cuối cùng tôi cũng hoàn thành các phần việc. Chủ nhà nói: “Hôm nay em tính công cho chị 5 tiếng, mỗi tiếng 40.000 đồng. Em biết chị làm cũng cực lắm, nhưng những ngày tới chị đã quen cách sắp xếp sẽ đỡ mệt hơn”. Rồi gia chủ còn “bo” cho tôi gói xôi: “Hồi sáng, em tưởng chị đi sớm chưa kịp ăn nên mua để dành đây”.
Chưa bao giờ tôi ăn xôi ngon và nhanh đến vậy!
tin liên quan
'Osin' nữ phương Tây làm cho gia chủ Việt: 1.001 chuyện ngạc nhiênChị Thu Quyên lấy chồng người Tây Ban Nha và đang định cư tại thành phố Barcelona. Vợ chồng chị có nhu cầu thuê giúp việc theo giờ nên tìm người qua công ty môi giới.
Bình luận (0)