Bà Hằng cho biết: “Dù đã nhiều lần khẳng định, nhưng cũng không thể không nói lại, là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Việc các bên đưa các loại vũ khí, máy bay chiến đấu ra quần đảo Hoàng Sa không chỉ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam mà còn làm phức tạp tình hình Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi các bên đóng góp có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trên Biển Đông”.
Yêu cầu Malaysia cung cấp thông tin vụ bắn chết ngư dân Việt Nam
Liên quan đến việc 18 ngư dân Việt Nam bị Malaysia bắt giữ, 1 ngư dân bị bắn chết, bà Hằng cho biết: Ngày 18.8, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã trao công hàm cho Đại sứ quán Malaysia tại Việt Nam, bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ việc. Việt Nam cũng đã yêu cầu phía Malaysia đối xử nhân đạo với ngư dân trên tàu đang bị tạm giữ; điều tra, xử lý nghiêm nhân viên công vụ làm ngư dân Việt Nam thiệt mạng, không để lặp lại hành động này trong tương lai. Việt Nam cũng đề nghị Malaysia giải quyết những vấn đề liên quan đến ngư dân, tàu cá của Việt Nam trên tinh thần nhân đạo, hữu nghị, phù hợp với luật pháp quốc tế, quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và việc hai nước đều là thành viên của Cộng đồng ASEAN.
Lộ ảnh tàu ngầm Trung Quốc vào hang động ở phía bắc Biển ĐôngMột bức ảnh vệ tinh được chụp gần đây cho thấy một tàu ngầm Trung Quốc di chuyển vào hang động của căn cứ hải quân Du Lâm ở đảo Hải Nam, phía bắc Biển Đông, theo Sputnik.
Trong bức ảnh do Công ty Planet Labs (Mỹ) công bố, 1 tàu ngầm cùng 2 tàu nhỏ khác xuất hiện tại cửa hang. Bức ảnh này nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội Twitter. Hiện vẫn chưa rõ đây là loại tàu ngầm gì. Một số chuyên gia dự đoán đó là tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Thương vốn có kích thước, tính năng tương tự tàu ngầm lớp Los Angeles của hải quân Mỹ. Với chiều dài 110 m, chiều ngang 11 m, tàu ngầm lớp Thương có thể đạt vận tốc tối đa 56 km/giờ và được trang bị 6 ống phóng ngư lôi, cùng một số loại tên lửa diệt hạm hoặc tên lửa hành trình. Các hang động ở căn cứ Du Lâm được cho là có sức chứa tới 20 tàu ngầm hạt nhân.
Phúc Duy
|
Về câu hỏi vì sao ngư dân Việt Nam bị bắn và quá trình điều tra, bà Hằng cho biết: “Sau khi giao thiệp với phía Malaysia chúng tôi mới được biết về số hiệu của 2 tàu cá này. Chúng tôi đang yêu cầu cung cấp thông tin cụ thể về vụ việc, cũng như thúc đẩy phía Malaysia tạo điều kiện thăm lãnh sự các ngư dân đang bị giam giữ để tìm hiểu thêm thông tin”.
Bà Hằng cũng thông tin về việc 3 tàu cá của Khánh Hòa với 26 ngư dân bị Indonesia bắt giữ. Theo đó, 3 tàu cá số hiệu KH 98168 TS, KH 91558 TS, KH 95758 TS cùng với 26 ngư dân đang được đưa về cơ sở của Cơ quan Giám sát tài nguyên biển và nghề cá của Indonesia để điều tra, với cáo buộc đánh cá trái phép và sử dụng ngư cụ bị phía Indonesia cấm. Bộ Ngoại giao cũng đã đề nghị các cơ quan chức năng trong nước làm rõ nhân thân các ngư dân để có biện pháp bảo hộ công dân.
Việt Nam đang điều tra vụ lừa đảo gần 1 triệu USD tại Mỹ
Liên quan đến vụ việc Bộ Công an phối hợp với Bộ An ninh nội địa Mỹ điều tra, bắt giữ một số công dân Việt Nam lợi dụng dịch Covid-19 gây ra khoảng 40.000 giao dịch lừa đảo trên 50 bang của Mỹ, thu lợi gần 1 triệu USD, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, căn cứ theo thông tin phía Mỹ cung cấp, Công an TP.Hà Nội và các cục nghiệp vụ của Bộ Công an đã khởi tố và bắt giam 4 người về chiếm đoạt tài sản. Phía Việt Nam đang mở rộng điều tra và sẽ xử lý vụ việc theo pháp luật Việt Nam. “Việt Nam kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại. Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác của cơ quan chức năng Mỹ trong vụ việc này”, bà Hằng cho biết thêm.
Đe dọa an ninh khu vực
|
Bình luận (0)