Tự động phát
Thần Châu-15 là nhiệm vụ cuối cùng trong tổng số 11 chuyến bay, bao gồm 3 lần có phi hành đoàn, cho công việc lắp ráp trạm không gian Thiên Cung đã bắt đầu từ tháng 4.2021.
Ba phi hành gia mới sẽ thay thế cho nhóm Thần Châu-14 đã làm việc từ đầu tháng 6. Nhóm này dự kiến sẽ trở lại Trái đất vào đầu tháng 12 sau 1 tuần bàn giao. Điều này cũng sẽ giúp trạm có khả năng tạm thời duy trì 6 phi hành gia, cũng là một kỷ lục mới đối với chương trình không gian Trung Quốc.
Ba phi hành gia tham gia sứ mệnh Thần Châu 15 |
reuters |
Trạm không gian Thiên Cung được thiết kế để hoạt động ít nhất 10 năm, là nơi các phi hành gia dự kiến sẽ tiến hành hơn 1.000 thí nghiệm khoa học, từ nghiên cứu cách thực vật thích nghi trong không gian đến cách chất lỏng hoạt động trong môi trường vi trọng lực.
Trung Quốc đã thực hiện chuyến bay không gian mang theo phi hành gia lần đầu tiên vào năm 2003. Với chuyến bay trên tàu Thần Châu-5, cựu phi công chiến đấu Dương Lợi Vĩ là người Trung Quốc đầu tiên bay vào vũ trụ.
Trạm vũ trụ cũng là biểu tượng cho sức mạnh và sự tự tin ngày càng tăng của Trung Quốc về khám phá không gian.
Trung Quốc đang đặt ra thách thức lớn cho Mỹ trong lĩnh vực này, dù không được tham gia chương trình trạm không gian quốc tế ISS và bị luật pháp Mỹ cấm thực hiện bất kỳ hoạt động hợp tác nào, dù trực tiếp hay gián tiếp, với cơ quan vũ trụ Mỹ.
Phi hành đoàn Thần Châu-15 sẽ sống và làm việc trên trạm vũ trụ trong 6 tháng.
Bình luận (0)