Theo Bloomberg, thủ đô Anh là thành phố thứ 15 ở châu Âu được thêm vào dịch vụ tàu chở hàng của Trung Quốc đến lục địa già. Theo hãng đường sắt quốc doanh China Railway, tàu rời Yiwu thuộc tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc, vào ngày 1.1 và sẽ đi qua hơn 12.000 km trong 18 ngày trước khi đến London. Tàu chở hàng gồm hàng may mặc, túi xách và vali sẽ băng qua Kazakhstan, Belarus, Nga, Ba Lan, Đức, Bỉ, Pháp.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện tìm cách củng cố các liên kết thương mại với các thị trường châu Á, châu Phi, châu Âu và Trung Đông. Năm 2013, ông Tập công bố phát kiến Một vành đai, Một con đường, đặt các đường giao thông vào trọng tâm trong loạt nỗ lực hồi sinh Con đường tơ lụa.
Trung Quốc bước đầu dành khoảng 40 tỉ USD trong một quỹ để tài trợ cho việc làm đường bộ, đường sắt theo kế hoạch trên. Thương mại của Đại lục với các nước dọc theo tuyến đường trên có thể đạt 2.500 tỉ USD trong khoảng một thập niên, Yao Gang, người hiện là Phó chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc, cho hay.
Đường sắt là một trong những ưu tiên hàng đầu của ông Tập và tháng trước, nước này thông báo rằng họ có kế hoạch chi 3.500 tỉ nhân dân tệ, tương đương 503 tỉ USD, để mở rộng hệ thống đường sắt quốc gia đến năm 2020. Theo đề xuất, mạng lưới đường sắt cao tốc sẽ trải dài hơn 30.000 km. Khoảng cách này hơn gấp 6,5 lần đoạn đường từ New York đến Los Angeles và sẽ bao phủ 80% các thành phố lớn của Trung Quốc.
Đại lục cũng dùng đường sắt làm công cụ ngoại giao. Các nhà sản xuất xe lửa Trung Quốc nhắm vào các thị trường mới nổi ở châu Phi, Mỹ La tinh và Đông Nam Á trong khi cũng đấu thầu cho các hợp đồng cao cấp hơn ở các nước phát triển.
Thương mại đường sắt giữa châu Á và châu Âu khá độc đáo khi phần lớn hàng hóa di chuyển giữa hai châu lục bằng tàu. Mất 10 ngày để hàng hóa đi bằng đường biển từ châu Á đến Los Angeles và mất đến 30 ngày để hàng hóa đi từ châu Á đến Rotterdam (Hà Lan).
tin liên quan
Doanh nghiệp Đức tăng chuyển hàng qua Con đường tơ lụa mớiHãng điều hành đường sắt Đức Deutsche Bahn vừa lên kế hoạch tăng cường vận chuyển hàng hóa đến Trung Quốc bằng cách sử dụng tuyến đường tàu dài nhất thế giới, vốn là một phần của Con đường tơ lụa hiện đại.
Bình luận (0)