“Nghiện game dần dần gây hại đến tâm lý và thể lực binh sĩ, làm giảm khả năng chiến đấu”, bài xã luận mới trên tờ PLA Daily, cơ quan ngôn luận của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, viết.
Vào năm 2016, quân đội Trung Quốc cho phép sử dụng điện thoại thông minh trong doanh trại trong vòng 2 tiếng đồng hồ vào mỗi thứ ba, sáu và tối đa 10 tiếng vào 2 ngày cuối tuần.
Từ đó, “một số lượng lớn binh sĩ nghiện game”, PLA Daily phản ánh. Nhiều chỉ huy thừa nhận cả đơn vị đôi lúc chẳng làm gì vào cuối tuần, ngoại trừ dán mắt vào màn hình điện thoại.
“Trước đây, chúng tôi còn tổ chức thi đấu thể thao để tăng cường đoàn kết. Giờ đây không khí cuối tuần trong đơn vị hoàn toàn vắng lặng, bởi đa số bạn trẻ bận chơi game”, một sĩ quan tên Dương Nghi cho biết.
tin liên quan
Nữ sinh 9X xinh đẹp, học giỏi 'thuyết phục' bố mẹ chơi game kiếm 20 triệu đồng/thángĐàm Ngọc Linh (21 tuổi) sinh viên ĐH KHXH và NV (ĐHQG Hà Nội) vừa giành ngôi vị cao nhất trong cuộc thị Miss Đột kích 2017. Cô có vẻ ngoài xinh như hot girl và khả năng chơi game cực “đỉnh”. Cô đang làm công việc "streamer game" với thu nhập trên dưới 20 triệu đồng/tháng.
Theo khảo sát của PLA Daily với 200 binh sĩ, hơn 95% chơi game online trên điện thoại để thư giãn và 75% thừa nhận dành hầu hết thời gian rảnh rỗi cho các trò chơi. Ngoài ra, cuộc khảo sát phát hiện những người lính đã kết hôn và nhiều tuổi hơn thì hoàn toàn nói không với game và ít sử dụng điện thoại thông minh.
“Các tân binh đa phần ở độ tuổi 20 nên nhiều người nghiện game”, theo ông Dương. Trong khi đó, một binh sĩ trẻ giấu tên cho biết không có bất kỳ lựa chọn nào khác để giải trí trong đơn vị sau những giờ huấn luyện căng thẳng. Số khác thì nói thông qua chơi game online, họ có thể trò chuyện với bạn bè và người thân. “Quân đội cấm sử dụng mạng xã hội nên binh sĩ chuyển sang game như một cách để liên lạc”, sĩ quan Phùng Dũng Tường nới với tờ Hoàn Cầu thời báo.
Hiện các chuyên gia và giới truyền thông kêu gọi quân đội nên có biện pháp nhằm đa dạng hóa các hoạt động thể thao, giải trí lành mạnh cho binh sĩ trẻ để ngăn chặn tình trạng nghiện game. Mặt khác, cũng có ý kiến cho rằng không thể cách ly hoàn toàn người trẻ với internet và công nghệ nên giải pháp duy nhất là điều chỉnh quy định về sử dụng điện thoại.
“Trong thời đại mới, internet là nguồn thông tin, trau dồi thêm kiến thức và giải trí không thể thiếu đối với nhiều người, nhất là thanh niên. Quân đội cần phải đối mặt với sự thật này một cách tích cực và có biện pháp giáo dục cách dùng internet và smartphone hợp lý”, sĩ quan Ngô Anh Hoa chia sẻ với tờ South China Morning Post.
tin liên quan
Bớt sống ảo để bước ra đời thựcHầu như lúc nào cũng 'bận rộn' với điện thoại di động hoặc những thiết bị công nghệ khác để chát chít, cập nhật mạng xã hội, chơi game... Đó là xu hướng của không ít thanh thiếu niên hiện nay.
Bình luận (0)