Theo Cục phó Cục Quản lý các vấn đề tôn giáo Trung Quốc Lưu Uy, việc đưa các đền chùa lên sàn chứng khoán làm tổn hại hình ảnh của cộng đồng tôn giáo.
Đền chùa là địa điểm để tín đồ thực hiện các hoạt động tôn giáo và là tổ chức phi lợi nhuận, trên thế giới chưa có tiền lệ về việc đưa đền chùa lên sàn chứng khoán, theo ông Lưu.
Các nền kinh tế đang phát triển phải đặt ra giới hạn và không được vượt qua ranh giới đạo đức, ông Lưu phát biểu tại một hội nghị ở Thượng Hải.
Nhiều đền chùa Phật giáo và Đạo giáo từ lâu đã là địa điểm du lịch và là nguồn doanh thu của chính quyền địa phương.
Việc đưa các đền chùa này lên sàn chứng khoán ở Thượng Hải hoặc Hồng Kông là lựa chọn tự nhiên của các chính quyền địa phương vốn muốn thu lợi nhiều hơn nữa, theo tờ China Daily.
Chùa Pháp Môn, một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc tại tỉnh Thiểm Tây, vốn được dự kiến sẽ lên sàn chứng khoán Hồng Kông vào năm 2013.
Tuy nhiên, chính quyền thành phố Bảo Kê đã hoãn kế hoạch vào cuối tháng 4 bởi giai đoạn thứ hai của dự án mở rộng vẫn chưa được khởi công.
Chùa Thiếu Lâm, ngôi chùa nổi tiếng nhất Trung Quốc ở tỉnh Hà Nam, cũng từng được xúc tiến đưa lên sàn chứng khoán vào cuối năm 2009 nhằm thu hút thêm đầu tư và du khách.
Kế hoạch này đã bị hủy bỏ vì áp lực từ Phương trượng Thích Vĩnh Tín và các chức sắc tôn giáo.
Sơn Duân
>> Thánh hóa và thực dụng
>> Đội lốt Thiếu Lâm
>> Rộ tin đồn Chưởng môn Thiếu lâm tự dính đến gái mại dâm
>> Nhiều ngôi sao Hoa ngữ tham gia "Tân Thiếu Lâm Tự
Bình luận (0)