Theo Washington và London, các mục tiêu bị tấn công bao gồm hàng triệu người, trong đó có các nghị sĩ, học giả, nhà báo cũng như các công ty và nhà thầu quốc phòng.
Giới chức trách Anh và Mỹ hôm 25.3 cũng đặt biệt danh cho nhóm tin tặc trên là "Advanced Persistent Threat 31" (hay APT31) và cáo buộc nhóm này có liên hệ với Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc, Reuters đưa tin.
Các quan chức 2 bờ Đại Tây Dương còn công bố một danh sách các mục tiêu, nổi bật là nhân viên Nhà Trắng, thượng nghị sĩ Mỹ, nghị sĩ Anh và các quan chức chính phủ trên khắp thế giới.
Các quan chức Washington nói hoạt động gián điệp kéo dài hàng thập niên đã làm tổn hại đến các nhà thầu quốc phòng và nhiều công ty Mỹ. Trong số các mục tiêu có các nhà cung cấp thiết bị điện thoại di động 5G và công nghệ không dây hàng đầu.
Phía Mỹ cho biết ngay cả vợ/chồng của các quan chức cấp cao và nghị sĩ nước này cũng là mục tiêu. Theo đó, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào công ty Khoa học và Công nghệ Vũ Hán Xiaoruizhi, cũng như đối với hai công dân Trung Quốc.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc ở Anh và Mỹ bác bỏ thông tin trên, nói rằng đó là những lời tố cáo "không có cơ sở". Đại sứ quán Trung Quốc tại London gọi cáo buộc này là "hoàn toàn bịa đặt và vu khống ác ý".
SpaceX làm vệ tinh do thám cho Mỹ, Trung Quốc phản ứng ra sao?
Tờ Global Times dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng các nước nên đưa ra tuyên bố dựa trên bằng chứng thay vì "bôi nhọ" người khác mà không có cơ sở thực tế.
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh cũng lên án các hoạt động tấn công mạng của phương Tây. Năm ngoái, Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc cáo buộc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đã nhiều lần xâm nhập vào hệ thống của gã khổng lồ viễn thông Huawei Technologies.
Bình luận (0)