Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng thể hiện sự không đồng ý với các thỏa thuận thương mại quốc tế, khai thác vào cái giếng của sự tức giận phổ biến về tác động của toàn cầu hóa. Hiện tại, “nạn nhân” đầu tiên của tổng thống Mỹ đắc cử có thể là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) từng bị ông cho là “thảm họa và được thúc đẩy bởi các lợi ích đặc biệt của những nước muốn hãm hiếp Mỹ”.
TPP là một phần chủ chốt trong kế hoạch tăng cường sự ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Song hiệp định này đang chịu số phận mờ mịt khi Quốc hội Mỹ từ chối phê duyệt còn ông Trump thì thề sẽ loại bỏ nó.
“Bạn không thể không cho rằng đây là sự thay đổi lớn. Mỹ đã nỗ lực từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc để tự do hóa thương mại”, thành viên cấp cao Edward Alden tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cho biết.
Trung Quốc không chờ đợi cho TPP đi vào bế tắc. Nước này đã thúc đẩy thỏa thuận thương mại riêng của họ với các nhà lãnh đạo từ khắp khu vực Thái Bình Dương khi họ tề tựu về hội nghị thượng đỉnh ở Peru cuối tuần này.
“Khả năng nước Mỹ hướng nội trong chiến lược kinh tế đồng nghĩa với việc Trung Quốc tự do hơn trong việc trở thành tâm điểm của những nỗ lực hội nhập khu vực. Mỹ dường như bị tước mất chiến lược kinh tế mang tính xây dựng đối với khu vực năng động nhất thế giới”, chuyên gia Mireya Solis thuộc Viện Brookings nói.
Kết nối Mỹ với 11 nước quanh Thái Bình Dương, TPP sẽ là thỏa thuận thương mại lớn nhất lịch sử, trải qua vùng lãnh thổ chiếm 40% GDP toàn cầu và 1/3 thương mại thế giới. Trung Quốc không tham gia vào thỏa thuận này.
tin liên quan
Trung Quốc thúc đẩy thỏa thuận thương mại châu Á - Thái Bình DươngĐộng thái này đến sau khi chiến thắng của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump xóa tan hy vọng về sự hình thành của thỏa thuận thương mại do Mỹ dẫn đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Kết hoạch do Bắc Kinh hậu thuẫn là Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhỏ hơn về mặt kinh tế. RCEP bao gồm 16 quốc gia, chiếm gần 30% GDP toàn cầu và hơn 1/4 thương mại thế giới. Song nếu RCEP thành công, Trung Quốc sẽ có thế để dẫn dắt khu vực thương mại tự do lớn hơn, tham vọng hơn trong tương lai.
“Chúng ta không thể để các nước như Trung Quốc viết luật. Chúng ta nên viết luật”, ông Obama phát biểu hồi năm ngoái. Dù cảnh báo rằng TPP có thể giết chết việc làm và trầm trọng hóa bất bình đẳng thu nhập, giới chuyên gia cho hay kết thúc chậm chạp của TPP là tin xấu đối với lợi ích của Mỹ ở Thái Bình Dương.
“Thất bại của Mỹ trong việc theo đuổi TPP là cú sốc lớn đến uy tín chính sách châu Á của nước này, với những hậu quả kinh tế và địa chính trị quan trọng. Các nước khác sẽ tiến về RCEP và giới doanh nghiệp Mỹ sẽ chịu bất lợi”, ông Solis nói.
Từ khi ông Trump đắc cử, quan chức hàng đầu các nước tham gia TPP, trong đó có Nhật Bản và Úc, được cho là đang thay đổi sang kế hoạch của Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức cuộc họp trong những tuần gần đây với lãnh đạo các nước Philippines và Malaysia - hai đồng minh của Mỹ. Ông Tập sẽ có thêm cơ hội gặp gỡ cuối tuần này tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Peru.
Tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc viết: “Bắc Kinh nhẹ nhõm khi TPP ngày càng ít có khả năng trở thành hiện thực”. Dù vậy, lập luận bảo hộ của ông Trump, trong đó có lời đe dọa áp thuế 45% với hàng hóa Đại lục, tạo ra mối quan ngại mới cho Trung Quốc - nước vốn hưởng lợi rất nhiều từ thương mại và bán hàng hóa cho Mỹ nhiều hơn bất cứ nước nào khác.
“Rõ ràng sẽ là mối quan hệ nhiều tranh cãi hơn. Tôi không chắc đây là trường hợp chỉ có lợi dành cho Trung Quốc”, chuyên gia Alden cho biết.
tin liên quan
Không TPP, hội nhập sẽ chật vật hơnNhiều ý kiến vẫn tự tin cho rằng, không có TPP, nền kinh tế hội nhập của VN vẫn ở thế chủ động, tuy nhiên, con đường hội nhập ấy sẽ có không ít chật vật và khó khăn trong tương lai gần.
Bình luận (0)