Trung Quốc tăng quyền cho hải cảnh, Biển Đông gặp rủi ro gì?

23/06/2020 07:00 GMT+7

Trả lời Thanh Niên , các chuyên gia quốc tế phân tích những mưu đồ của Trung Quốc khi xem xét sửa luật để đặt lực lượng hải cảnh dưới quyền của quân đội.

Theo truyền thông quốc tế, Trung Quốc đang đưa ra dự thảo sửa đổi luật để đưa lực lượng cảnh sát vũ trang nhân dân nằm dưới sự chỉ huy của Quân ủy Trung ương (CMC). Hải cảnh (CCG) là một bộ phận của lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc, nên có thể cùng quân đội tham gia chiến đấu, tập luyện chung khi xảy ra chiến tranh. Thực tế, những năm qua, CCG là một lực lượng được trang bị khí tài quân sự mạnh mẽ, nhưng núp bóng “dân sự” tiến hành nhiều hoạt động quấy phá trên Biển Đông.

Kế hoạch dài hơi

Trả lời Thanh Niên ngày 22.6, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận định: Việc Trung Quốc quyết định đặt CCG dưới quyền quân đội khi xảy ra chiến tranh ẩn chứa 2 vấn đề.

Hung thần trên biển

Trước khi sáp nhập vào CCG, Cục Ngư chính đã có trên 140 tàu với 10 tàu hơn 1.000 tấn, hải giám có trên 280 tàu với 27 tàu trên 1.000 tấn. Theo một báo cáo gần đây của Đại học Hải chiến Mỹ, CCG đang vận hành không dưới 80 tàu trên 1.000 tấn, trong đó có gần 30 tàu trên 4.000 tấn. Phần lớn tàu đều được vũ trang.
Điển hình như tàu Haijing 37111 hay Haijing 35111 thuộc cùng loại tàu có chiều dài 102,4 m, độ choán nước 2.300 tấn và tốc độ khoảng 20 hải lý/giờ (khoảng 37 km/giờ). Lớp tàu này trang bị pháo 76 mm cùng 2 pháo 30 mm. Với tàu trên dưới 2.500 tấn của CCG thì từ 5 năm trước đã mang được 2 trực thăng chiến đấu đa nhiệm Z-9.

Từ năm 2016, Bắc Kinh đã triển khai tàu Hải cảnh 3901 có độ choán nước lên đến 12.000 tấn, tương đương với độ choán nước của nhiều tàu khu trục cỡ lớn. Chiếc tàu này cùng lớp với tàu Hải cảnh 2901 được biên chế trước đó.
Không chỉ có độ choán nước lớn, tàu 3901 còn được vũ trang pháo 76 mm ở phía trước cùng một số khẩu pháo khác. Lớp tàu này còn có nhà chứa và bãi đáp máy bay trực thăng mà khả năng là dùng để mang theo trực thăng chiến đấu đa nhiệm.
Năm 2019, tàu Hải cảnh 3901 là một trong những tàu liên tục xuất hiện để hộ tống tàu khảo sát Hải dương 08 tiến hành các hành vi xâm phạm chủ quyền và thềm lục địa Việt Nam.
Thứ nhất, quyết định này giúp cho lực lượng vũ trang của Trung Quốc trên biển trở nên lớn hơn. Nhìn từ lịch sử chiến tranh thì chưa hẳn lực lượng quân sự đông giúp đảm bảo giành chiến thắng. Thực tế, Trung Quốc nhiều lần có quân số áp đảo nhưng vẫn thua trận. Chính vì thế, khi đặt CCG dưới sự chỉ huy của quân đội còn giúp Bắc Kinh xây dựng một chuỗi chỉ huy liền mạch để tạo nên mối đe dọa quân sự lớn hơn nhằm vào các nước trong khu vực.
Trước đây, vào năm 2013, CCG được thống nhất dựa trên sự sáp nhập các lực lượng hải giám (CMS), hải cảnh (cảnh sát biển của Cục Quản lý biên phòng - BCD), ngư chính (Cơ quan Đảm bảo thực thi pháp luật ngư nghiệp - FLEC), Tổng cục Hải quan và Cơ quan Hải dương Trung Quốc (GAC).
“Như thế, trong một chương trình dài hơi, Trung Quốc đã từng bước hợp nhất một lực lượng lớn dưới sự chỉ huy của hải quân”, TS Nagao nhận định.
Thứ hai, theo TS Nagao, khi các hoạt động của CCG có thể là một phần của quân đội, thì nếu CCG xâm nhập khu vực chủ quyền của các nước lân cận thì tạo ra một sự nhập nhằng giữa hoạt động của lực lượng chấp pháp với lực lượng vũ trang.
Tương tự, trả lời Thanh Niên, TS James Holmes (chuyên gia chiến lược hàng hải - Đại học Hải chiến Mỹ) phân tích: Thông thường, lực lượng cảnh sát chịu trách nhiệm giữ gìn trị an, thực thi pháp luật và quân đội mới đóng vai trò chủ chốt trong chiến tranh. Chỉ khi nào mọi thứ nằm ngoài khả năng kiểm soát của cảnh sát thì quân đội mới được điều động.
CCG thời gian qua được Bắc Kinh điều động thực hiện các nhiệm vụ ở những nơi mà Trung Quốc tự cho là “có chủ quyền” như Biển Đông. CCG thường xuyên ra sức hoạt động và được hậu thuẫn bởi các lực lượng quân sự hùng hậu của hải quân.
“Giờ đây, khi “nâng cấp” CCG để dễ dàng kết nối với quân đội, Trung Quốc muốn gia tăng quyền kiểm soát về mặt thực tế để từng bước đạt được tham vọng chủ quyền trên Biển Đông”, TS James Holmes lo ngại.

Thông điệp đe dọa

Trung Quốc ra báo cáo cảnh báo Mỹ

Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc vừa công bố báo cáo năm 2020 về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có nội dung cảnh báo về nguy cơ đối đầu trước các hoạt động của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Theo tờ Hoàn Cầu thời báo, báo cáo đề cập các hoạt động của Mỹ tại khu vực trong thời gian qua, nhất là từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức vào năm 2017. Đáng chú ý, báo cáo cảnh báo về nguy cơ đối đầu và các mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ trở nên xấu đi.
Song song đó, báo cáo khẳng định Trung Quốc tích cực duy trì quan hệ quân sự với Mỹ theo các nguyên tắc không mâu thuẫn, không đối đầu, tôn trọng nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Do đó, hai bên cần kiểm soát những bất đồng và đề phòng mâu thuẫn. Báo cáo kêu gọi 2 nước duy trì các kênh liên lạc, áp dụng các thỏa thuận về xây dựng lòng tin về quân sự và ngăn ngừa khủng hoảng.
Khánh An
Xung quanh diễn biến trên, ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương hải quân Mỹ, đang giảng dạy ở Đại học Hawaii (Mỹ) về quan hệ quốc tế, lịch sử) nhận xét: Thời gian qua, Bắc Kinh sử dụng CCG là lực lượng thực thi các yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, và CCG cũng đã tiến hành nhiều cuộc tấn công nhằm vào ngư dân một số nước, trong đó có Việt Nam. Giờ đây, khi CCG được tổ chức tập luyện chung với hải quân thì năng lực chiến đấu sẽ càng được nâng cao, tăng khả năng phản ứng cũng như có thể sẵn sàng tích hợp hỏa lực. Động thái này báo hiệu 2 điều.
“Một là Trung Quốc có kế hoạch triển khai các lực lượng quân sự lớn mạnh hơn và bài bản hơn đồn trú tại các khu vực mà nước này đang chiếm giữ ở Biển Đông. Quân đội và CCG sẽ phối hợp chặt chẽ hơn. Hai là, Bắc Kinh thể hiện rõ sự đe dọa với các nước trong khu vực bằng thông điệp đối đầu với CCG tức là đối đầu với quân đội Trung Quốc”, ông Schuster đánh giá.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.