Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM vừa công bố phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2020.
Theo đó, trường tuyển sinh tất cả thí sinh tốt nghiệp THPT. Riêng với thí sinh đăng ký xét tuyển các ngành học tại cơ sở TP. Cần Thơ phải có hộ khẩu tại 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau).
Các thí sinh đăng ký xét tuyển các ngành học tại cơ sở TP.Đà Lạt phải có hộ khẩu tại 5 tỉnh Tây nguyên và các tỉnh, thành Nam Trung bộ (Đắk Lắk, Gia lai, Kon tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận).
Theo thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Quyền Trưởng phòng Quản lý đào tạo nhà trường, năm 2020 trường thực hiện tuyển sinh theo nhiều phương thức.
Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng cho 20% chỉ tiêu các ngành. Thí sinh tham gia xét tuyển phương thức này gồm: Theo quy chế chung của Bộ GD-ĐT; Thí sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên (môn đạt giải phải thuộc tổ hợp xét tuyển); Thí sinh tốt nghiệp THPT tại các trường THPT chuyên, năng khiếu trong cả nước.
Trong đó, riêng nhóm thí sinh tốt nghiệp THPT tại các trường THPT chuyên, năng khiếu trong cả nước phải có điểm trung bình học bạ của từng môn học trong các năm lớp 10, 11, 12 (trừ học kỳ 2 lớp 12) theo tổ hợp xét tuyển từ 8,0 trở lên. Điểm xét tuyển được tính như sau:
Các ngành khối A: Điểm xét tuyển = Tổng điểm trung bình học bạ các môn trong tổ hợp xét tuyển của 5 học kỳ (trừ học kỳ 2 lớp 12) + Điểm ưu tiên (theo Quy chế tuyển sinh năm 2020 của Bộ GD-ĐT) + 0,5 (nếu có chứng chỉ quốc tế);
Các ngành khối V, H: Điểm xét tuyển = (Điểm trung bình học bạ 5 học kỳ môn 1 + Điểm trung bình học bạ 5 học kỳ môn 2 + Điểm môn năng khiếu x 1,5) x 6/7 + Điểm ưu tiên (theo Quy chế tuyển sinh năm 2020 của Bộ GD-ĐT) + 0,5 (nếu có chứng chỉ quốc tế).
Đối với các ngành năng khiếu, chỉ xét tuyển thí sinh có điểm môn năng khiếu do Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM tổ chức thi năm 2020, có kết quả thi từ 5,0 trở lên.
Đối với tổ hợp xét tuyển có môn tiếng Anh, trường chỉ sử dụng điểm trung bình học bạ, không sử dụng kết quả miễn thi môn ngoại ngữ theo quy định của bộ. Thí sinh được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng, trúng tuyến nguyện vọng trước không được xét nguyện vọng tiếp theo.
Phương thức 2 là xét điểm trung bình học bạ (30% chỉ tiêu) dành cho thí sinh tốt nghiệp năm 2018, 2019 và 2020. Cụ thể, thí sinh có điểm trung bình học bạ từng môn theo tổ hợp xét tuyển trong từng năm học lớp 10, 11, 12 (xét 5 học kỳ, trừ học kỳ 2 năm lớp 12 đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2020 và xét 6 học kỳ đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2019 và 2018) đạt từ 7,5 trở lên.
Điểm xét tuyển các ngành khối A thí sinh tốt nghiệp năm 2020: Điểm xét tuyển = Tổng điểm trung bình học bạ các môn trong tổ hợp xét tuyển của 5 học kỳ (trừ học kỳ 2 lớp 12) + Điểm ưu tiên (theo Quy chế tuyển sinh năm 2020 của Bộ GD-ĐT) + 0,5 (nếu có chứng chỉ quốc tế); Thí sinh tốt nghiệp năm 2018 và 2019: Điểm xét tuyển = Tổng điểm trung bình học bạ các môn trong tổ hợp xét tuyển của 6 học kỳ + Điểm ưu tiên (theo Quy chế tuyển sinh năm 2020 của Bộ GD-ĐT) + 0,5 (nếu có chứng chỉ quốc tế).
Các ngành khối V, H: Thí sinh tốt nghiệp năm 2020: Điểm xét tuyển = (Điểm trung bình học bạ 5 học kỳ môn 1 + Điểm trung bình học bạ 5 học kỳ môn 2 + Điểm môn năng khiếu x 1,5) x 6/7 + Điểm ưu tiên + 0,5 (nếu có chứng chỉ quốc tế); Thí sinh tốt nghiệp năm 2018 và 2019: Điểm xét tuyển = (Điểm trung bình học bạ 6 học kỳ môn 1 + Điểm trung bình học bạ 6 học kỳ môn 2 + Điểm môn năng khiếu x 1,5) x 6/7 + Điểm ưu tiên + 0,5 (nếu có chứng chỉ quốc tế).
Phương thức 3 là xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, dành cho 50% chỉ tiêu các ngành.
Chỉ tiêu và tổ hợp môn xét tuyển từng ngành như sau:
Trước đó, nhiều trường ĐH đã công bố phương án tuyển sinh chính thức năm 2020 sau khi Bộ GD-ĐT công bố Quy chế tuyển sinh ĐH chính quy năm nay như: Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM...
Bình luận (0)