Trường hợp Chủ tịch HĐQT chết, bị tạm giam thì ai có quyền triệu tập cuộc họp?

Mai Phương
Mai Phương
06/09/2024 11:23 GMT+7

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng hợp các vướng mắc, bất cập cần sửa đổi của luật Doanh nghiệp, trong đó có quy định cụ thể về trường hợp Chủ tịch HĐQT chết, bị tạm giam...

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng hợp các vướng mắc, bất cập cần sửa đổi của luật Doanh nghiệp. Theo VCCI, trong thời gian qua, trong quá trình áp dụng, một số quy định tại luật Doanh nghiệp 2020 đã phát sinh một số bất cập, vướng mắc, cần được xem xét sửa đổi. Theo đó, có quy định liên quan đến trường hợp Chủ tịch HĐQT bị mất tích, chết, tạm giam...

Trường hợp Chủ tịch HĐQT chết, bị tạm giam thì ai có quyền triệu tập cuộc họp?- Ảnh 1.

Việc quy định rõ người có quyền triệu tập cuộc họp nếu Chủ tịch HĐQT bị tạm giam, bị mất tích... sẽ giúp doanh nghiệp ổn định hoạt động

NGỌC THẮNG

Cụ thể, khoản 4 Điều 156 luật Doanh nghiệp 2020 quy định, trường hợp Chủ tịch HĐQT chết, mất tích, bị tạm giam,… thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên giữ chức Chủ tịch HĐQT theo nguyên tắc đa số thành viên còn lại tán thành cho đến khi có quyết định mới của HĐQT. Tuy nhiên, luật không có quy định rõ về việc ai có quyền triệu tập cuộc họp này, việc tổ chức cuộc họp bầu lại được tiến hành thế nào (có yêu cầu số lượng thành viên tối thiểu dự họp như quy định tại Khoản 8 Điều 157).

Do đó, VCCI kiến nghị bổ sung quy định cụ thể về vấn đề thẩm quyền triệu tập cuộc họp HĐQT, việc tổ chức cuộc họp bầu lại Chủ tịch HĐQT trong các trường hợp nêu trên. Theo VCCI, có thể áp dụng cơ chế một trong số các thành viên HĐQT được triệu tập họp các thành viên còn lại để bầu Chủ tịch (như trường hợp Công ty TNHH tại Khoản 4 Điều 56 luật Doanh nghiệp 2020).

Bên cạnh đó, VCCI cũng đề xuất sửa đổi một số quy định tại luật Doanh nghiệp 2022 như liên quan đến người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức; Thời điểm có hiệu lực của những thay đổi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Định giá tài sản góp vốn; Biên bản họp Hội đồng thành viên; Góp vốn bằng tài sản; Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; Tính chịu trách nhiệm của chủ sở hữu công ty TNHH MTV khi không góp đủ vốn; Rút vốn và giảm vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV; Quy định rõ về thời điểm hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp và thời điểm công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp và chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ…

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.