Theo các chuyên gia, các giải pháp hiện nay chỉ mang tính tình thế. Bởi xét về luật, không thể cứ phát hiện vi phạm là buộc được chủ phương tiện vận tải tái xuất ra nước ngoài dễ dàng được.
tin liên quan
Truy tìm chủ nhân phế liệu tồn đọngTrường hợp không xác định được chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải...; hội đồng xử lý phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện tiêu hủy. Như vậy, với phế liệu là hàng hóa gây ô nhiễm môi trường thì chủ hàng, chủ phương tiện vận tải... phải có trách nhiệm tái xuất hàng hóa đó và chi phí do các bên này chịu. Tuy nhiên, trong trường hợp không xác định được chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải thì quy định chưa ghi rõ chi phí tiêu hủy do chủ hàng hay các cơ quan hữu quan chịu. Quy định trách nhiệm của chủ phương tiện khá rõ nhưng quy định về chế tài xử phạt khi không thực hiện trách nhiệm nêu trên lại không thấy.
Chuyên gia logistics Nguyễn Lý Trường An nhận định, ở đây có sự “tréo ngoe” trong quy định xử lý hàng hóa tồn đọng quá hạn giữa Thông tư 203/2014 và luật Hàng hải 2015. Thông tư 203 quy định quyền quyết định với hàng hóa tồn đọng là cơ quan hải quan, nhưng luật Hàng hải 2015 nêu chính hãng tàu có quyền quyết định với lô hàng đó. Thứ nữa, luật này quy định cho đơn vị vận chuyển gửi hàng hóa tại một nơi thích hợp, an toàn hoặc bán đấu giá chứ không có quy định tái xuất. Thế nên, trách nhiệm tái xuất phế liệu hiện được áp dụng tại quy định của Thông tư 203 và Công ước về hàng hải mà VN đã tham gia. Vấn đề là qua rà soát các DN không được cấp giấy phép nhập khẩu phế liệu từ lâu nhưng vẫn nhập liều cho thấy, nhiều DN trong số này nhập phế liệu không phải để sản xuất mà nhập theo kiểu ủy thác, nhiều DN rời khỏi địa chỉ đăng ký cũng không có chức năng sản xuất mà thuần thương mại.
Theo chuyên gia Trường An, trước mắt cần rà soát lại danh mục các DN được cấp giấy xác nhận được phép nhập khẩu phế liệu (gồm 228 DN đã được Bộ TN-MT cấp phép và số liệu DN được các sở, phòng TN-MT cấp chưa thống kê hết - PV), DN nào thực sự có nhu cầu nhập phế liệu để sản xuất thì cho giữ Giấy xác nhận. DN nào nhập để kinh doanh, nên hủy giấy xác nhận được phép nhập phế liệu đó, buộc bỏ ngành nghề phế liệu trên giấy đăng ký kinh doanh. Về lâu dài, nếu không cấm, VN chắc chắn sẽ trở thành nơi tập kết phế liệu của thế giới.
Bình luận (0)