Suốt nhiều thế kỷ, ai nấy đều cho rằng có một loài sinh vật huyền bí, nửa người nửa thú, thoắt ẩn thoắt hiện tại những nơi hiểm trở của dãy núi Himalaya. Hóa ra, theo báo cáo đăng trên chuyên san Proceedings of the Royal Society B rằng, loài vật được săn lùng lâu nay, còn gọi là yeti, trên thực tế lại là gấu.
Nói đúng hơn phải đến 3 loài gấu khác nhau: gấu đen châu Á, gấu nâu Tây Tạng và gấu nâu Himalaya. Mỗi loài cư trú tại những vùng khác nhau trên nóc nhà của thế giới, và toàn bộ chúng có lẽ đều bị tưởng nhầm thành “kẻ hoang dã trong tuyết”, theo các nhà khoa học.
tin liên quan
Chứng cứ về nỗi sợ xác sống thời Trung cổNghiên cứu mới cho thấy một ngôi làng thời Trung cổ ở Anh từng trải qua nỗi ám ảnh sợ người chết trỗi dậy từ nấm mồ, dựa trên những đoạn xương vụn bị chôn riêng trong làng.
Chứng cứ không chối cãi
“Phát hiện của chúng tôi đặc biệt cho thấy những manh mối về sinh học chống đỡ cho huyền thoại yeti lâu nay có thể được tìm thấy trong các cộng đồng gấu địa phương”, theo trưởng nhóm Charlotte Lindqvist, trợ lý giáo sư của Đại học Buffalo tại New York (Mỹ).
Trước đây, từng có một số nghiên cứu bác bỏ truyền thuyết về yeti, nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học thu thập được nhiều chứng cứ di truyền từ xương, răng, da và mẫu chất thải được cho là thuộc về sinh vật huyền thoại này. Các mẫu vật thuộc những bộ sưu tập cá nhân và viện bảo tàng trên thế giới, trong đó có khúc xương được cho là của tay yeti, nhưng xét nghiệm ADN cho thấy nó là tay gấu.
Chuyên gia Lindqvist và nhóm của bà đã tái tạo lại các chuỗi hoàn chỉnh về di truyền ti thể của từng loài gấu bị đồn là yeti, dẫn đến nhiều phát hiện quan trọng về cộng đồng động vật ăn thịt ít biết đến của khu vực, và những câu chuyện về lịch sử tiến hóa của chúng.
“Gấu nâu lang thang trên những vùng đất của cao nguyên Tây Tạng và gấu nâu ở phía tây rặng Himalaya dường như thuộc hai cộng đồng khác nhau”, bà cho biết. Cụ thể, hai nhóm này tách ra vào khoảng 650.000 năm trước, trong giai đoạn băng đóng dày đặc tại khu vực. Cho đến nay, hai cộng đồng vẫn duy trì trạng thái cô lập với nhau, bất chấp sự gần gũi về khía cạnh di truyền. Giờ đây, gấu nâu Himalaya, tên khoa học là Ursus arctos isabellinus, bị liệt vào danh sách “đặc biệt nguy cấp” trên Sách đỏ của Liên minh Quốc tế về bảo tồn tự nhiên.
Nguồn gốc truyền thuyết yeti
Trong thế kỷ 20, phương Tây đặc biệt quan tâm đến truyền thuyết về người tuyết, như tại Mỹ và Anh. Khi viết sách về chuyến hành trình vất vả vượt đường mòn Lhagba La gần đỉnh Everest vào năm 1921, trung tá Charles Howard-Bury đã mô tả về “những vết giống như dấu chân trần của người”. Nhóm dẫn đường địa phương cho biết đây là dấu chân của một “metoh-kangi”, hay người - gấu tuyết.
tin liên quan
Hóa giải bí ẩn Tam giác quỷ?Sau nhiều thập niên tồn tại, Tam giác Bermuda luôn là huyền thoại bí ẩn của đại dương, nhưng một chuyên gia uy tín của Úc vừa đưa ra giả thuyết cho rằng tai nạn ở đây đều do lỗi của con người.
|
Sau đó, một thành viên của Tổ chức Royal Geographical Society vào năm 1925 cũng thuật lại câu chuyện về một nhân vật giống người di chuyển ở vùng băng giá của dãy Himalaya. Ít nhất hai cuộc thám hiểm đã được tổ chức vào thập niên 1950 để truy tìm sinh vật huyền thoại này và thu thập được dấu chân, mẫu tóc, càng thổi bùng hơn huyền thoại về người tuyết đầy bí ẩn.
Giải thích về sức hấp dẫn của những câu chuyện về yeti, nhà khoa học Lindqvist kết luận: “Con người luôn yêu thích sự bí ẩn”.
tin liên quan
Người tuyết là 'hậu duệ của gấu cổ đại'Kết quả nghiên cứu mới đã khẳng định sự tồn tại của người tuyết Yeti tại dãy Himalaya, nhưng chúng không phải là sinh vật nửa người nửa thú như truyền thuyết.
Bình luận (0)