Góc ký họa

Truyền thuyết và sự thật về tòa thành cổ nhất Việt Nam

01/09/2024 07:45 GMT+7

Cách thủ đô Hà Nội khoảng 17 km, thành Cổ Loa (xã Cổ Loa, H.Đông Anh) xây từ thế kỷ 3 TCN và gắn liền với nhiều truyền thuyết: An Dương Vương xây thành, Trọng Thủy - Mỵ Châu, nỏ thần Kim Quy… Thành Cổ Loa được cho là đô thị cổ đại khởi dựng sớm nhất ở Đông Nam Á.

Thế kỷ 10, sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Từ thế kỷ 11 về sau, Cổ Loa không còn là trung tâm chính trị nữa.

Theo truyền thuyết, khi An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa làm kinh đô nước Âu Lạc, nhưng xây lần nào cũng bị sập. Rùa thần Kim Quy đã hiện lên và bò quanh thành. An Dương Vương cho xây theo dấu chân rùa thần, từ đó thành mới vững (thực tế thì các nhà khảo cổ phát hiện, chân thành được kè một lớp đá tảng để gia cố). Truyền thuyết còn kể, tướng Cao Lỗ của nước Âu Lạc làm được nỏ thần có thể bắn ra hàng ngàn mũi tên là do lẩy nỏ làm từ chiếc móng của rùa thần. Sau này, các nhà nghiên cứu chỉ ra tướng Cao Lỗ là nhân vật có thật trong lịch sử và "nỏ thần" là nỏ liễu, mỗi lần bắn ra được 10 mũi tên (theo Việt sử lược).

Truyền thuyết và sự thật về tòa thành cổ nhất Việt Nam- Ảnh 1.

Đền thờ An Dương Vương, ký họa của KTS Hoàng Dũng

Tương truyền, thành có 9 vòng xoáy trôn ốc (nên còn gọi là thành Ốc), nhưng theo dấu tích còn lại, Cổ Loa gồm 3 vòng thành đắp bằng đất (tổng chiều dài khoảng 16 km) trên diện tích gần 46 ha.

Tranh của KTS Phùng Thế Huy

Tranh của KTS Phùng Thế Huy

Đền có hai cổng vào (Nghi môn ngoại và Nghi môn nội), xây kiểu cuốn vòm, tầng dưới là ba lối đi, tầng trên là vọng lâu hai tầng tám mái -ký họa của KTS Nguyễn Hoàng

Đền có hai cổng vào (Nghi môn ngoại và Nghi môn nội), xây kiểu cuốn vòm, tầng dưới là ba lối đi, tầng trên là vọng lâu hai tầng tám mái - ký họa của KTS Nguyễn Hoàng Quân

Nghi môn nội - ký họa của KTS Linh Hoàng

Nghi môn nội - ký họa của KTS Linh Hoàng

Nghi môn ngoại - ký họa của KTS Linh Hoàng

Nghi môn ngoại - ký họa của KTS Linh Hoàng

Rồng đá cổng đền-ký họa của Ngô Quốc Thuận - SV ĐH Nguyễn Tất Thành

Rồng đá cổng đền - ký họa của Ngô Quốc Thuận, sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành

Ở đây còn có đền thờ An Dương Vương được xây dựng khoảng thế kỷ 17. Trước đền có hồ nước thông với ngoài thành. Giữa hồ có giếng Ngọc, nơi được cho là Trọng Thủy đã nhảy xuống tự vẫn vì gây ra cái chết của vợ mình là Mỵ Châu.

Cổng phủ đầy dây leo trong khu di tích - ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh

Cổng phủ đầy dây leo trong khu di tích - ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh

Giữa hồ trước cổng có giếng Ngọc, nơi được cho là Trọng Thủy đã nhảy xuống tự vẫn - ký họa của NTK Lê Quang Khánh

Giữa hồ trước cổng có giếng Ngọc, nơi được cho là Trọng Thủy đã nhảy xuống tự vẫn - ký họa của NTK Lê Quang Khánh

Trước đền có hồ nước thông với ngoài thành - ký họa của NTK Lê Quang Khánh

Trước đền có hồ nước thông với ngoài thành - ký họa của NTK Lê Quang Khánh

Sau cổng thành Cổ Loa - ký họa của KTS Trần Xuân Hồng

Sau cổng thành Cổ Loa - ký họa của KTS Trần Xuân Hồng

Ký họa của KTS Phùng Thế Huy

Ký họa của KTS Phùng Thế Huy

Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

Theo Thanhcoloa, đền có hai cổng vào (Nghi môn ngoại, Nghi môn nội) xây kiểu cuốn vòm, tầng dưới là 3 lối đi, tầng trên là vọng lâu hai tầng tám mái. Theo phong thủy, đền được xây trên "đầu rồng", nên ở hai bên sân có đào hai cái giếng nhỏ tượng trưng cho "mắt rồng", cạnh hai gò đất cao là "hàm rồng". Trong hậu cung có tượng vua An Dương Vương đúc bằng đồng, nặng 200 kg, niên đại năm 1897.

Truyền thuyết và sự thật về tòa thành cổ nhất Việt Nam- Ảnh 13.

Tổng thể khu di tích, ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.