Chia sẻ tại tọa đàm Dự án BOT - chính sách và giải pháp do Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Viện Nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển (Viện PLD) sáng nay (8.9), TS Nguyễn Sĩ Dũng chỉ ra những bất cập chính của dự án BOT.
Theo ông Dũng, nên xem BOT như thương quyền, chỉ những doanh nghiệp chất lượng tốt nhất, giá rẻ nhất mới được khai thác.
Đặc biệt, tất cả các cổ đông có liên quan đều phải được ý kiến. “Tại sao chỉ chủ đầu tư, nhà thầu và nhà nước có ý kiến mà cổ đông lớn nhất - ai đại diện cho lợi ích quốc gia lại không được làm rõ. Quốc hội là cơ quan đại diện cho lợi ích quốc gia. Cổ đông thứ hai là người dân, nếu Quốc hội đại diện cho người dân thì phải tham gia như thế nào?”, ông Dũng nêu vấn đề. Cổ đông thứ ba là doanh nghiệp vận tải, những người chi tiền phải được có ý kiến - trong khi hiện tại bắt trả bao nhiêu "thượng đế" phải trả bấy nhiêu.
Theo ông Dũng, không thể nhắm mắt làm ngơ không xử lý những vấn đề đang đặt ra. Vấn đề đầu tiên phải chấm dứt ngay là thu phí BOT kiểu trấn lột, vì người ta không đi đường BOT thì không thể thu, đường tránh một chỗ, đặt trạm thu phí chỗ khác là không được. Trả 1 đồng mà bất công, người dân cũng không chịu. Phải di dời trạm, không thể nói hứa với nhà đầu tư nên không di dời được, không thể trấn lột người dân như thế.
Không thể “cân điêu” cho người dân sống xung quanh trạm, mỗi lần người ta đi qua lại thu phí dù không đi cả đoạn đường. Phải miễn phí cho những người xung quanh trạm thu phí đi lại, chưa kể còn phải tài trợ vì cuộc sống người ta bị đảo lộn khi qua trạm.
Thứ ba là tráng lại mặt đường như quốc lộ 1 rồi thu tiền, phải hủy bỏ, người dân đã trả tiền phí bảo trì đường bộ, không thể lại bị thu lần nữa khi láng lại đường, phải giải trình rõ đã dùng phí bảo trì cho việc gì.
Mở rộng con đường đã có sẵn phải rất minh bạch, ví dụ dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ mở rộng thêm 2 làn không thể thu như cả con đường mới.
Khi đất nước vào quá trình hội nhập kinh tế, thu hút sự đầu tư của của
các nhà đầu tư trong và ngoài nước, có một khái niệm mới, dưới dạng từ
tiếng Anh viết tắt, được sử dụng ngày càng nhiều, phổ biến.
Theo ông Dũng, cần có những phiên tranh luận tại Quốc hội để sáng rõ các giải pháp cho bất cập các dự án BOT, các ủy ban Quốc hội có thể điều trần để các bên liên quan có tiếng nói, tranh luận công khai để sáng rõ các khía cạnh chính sách, có thể ban hành Nghị quyết để xử lý triệt để. Chỉ khi đã sáng rõ các vấn đề mới ban hành luật, nếu không rủi ro rất lớn.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng chỉ rõ những bất cập của BOT, đụng vào đâu cũng nhức nhối và cho rằng, cần sớm có các giải pháp xử lý, trước khi những bất ổn tại các trạm thu phí như Cai Lậy, quốc lộ 5, lan ra cả nước.
Bình luận (0)