Xem cách thầy Park gửi tối hậu thư cho Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), để VFF vào cuộc thương lượng với CLB Pau (Pháp) cho Quang Hải về nước đá AFF Cup đủ thấy tầm ảnh hưởng của Hải quan trọng như thế nào với tuyển Việt Nam. Nỗ lực của VFF cuối cùng đã giúp ông Park toại nguyện khi có Hải trong đội hình để chinh phục cúp vàng.
Thế nhưng, ngay trận ra quân, Hải thi đấu không tốt, có dấu hiệu chấn thương và sớm bị thay ra. Đòi hỏi có Hải bằng mọi giá, nhưng điều ông Park không lường được là cầu thủ mà ông yêu thích trải qua khoảng thời gian dài ngồi dự bị nên mất phong độ. Không được thi đấu quá lâu phần nào còn khiến Hải mất đi sự nhạy bén của mình.
Quang Hải tập riêng vào chiều 24.12 |
ngọc linh |
Dành suất ưu tiên cho Quang Hải, ông Park gạt đi một tiền vệ tấn công khác chơi rất hay tại V-League là Nguyễn Hải Huy.
Đến thời điểm này, có thể thấy Quang Hải xuất ngoại đã không chọn được đội bóng phù hợp với tố chất, kỹ thuật, thể hình và tầm vóc của chính anh. Hải đã “khoác chiếc áo quá lớn”, không những không giúp ích mà còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển sự nghiệp của anh.
Từ chuyện của Quang Hải, người hâm mộ lại lo lắng khi có thông tin Văn Toàn và Công Phượng sắp xuất ngoại. Dẫu biết rằng việc cầu thủ Việt Nam được các CLB nước ngoài chiêu mộ là điều đáng mừng, góp phần giúp bóng đá Việt Nam được thế giới biết đến, kinh nghiệm thi đấu quốc tế sẽ giúp ích nhiều cho cầu thủ trong những lần trở lại khoác áo đội tuyển. Nhưng vấn đề là người đại diện phải tìm CLB phù hợp để các ngôi sao như Quang Hải, Văn Toàn, Công Phượng… có thể được ra sân thi đấu, chứ xuất ngoại chỉ để ngồi dự bị, hoặc lâu lâu mới được đăng ký vào danh sách tham dự trận đấu sẽ chỉ khiến họ thui chột tài năng.
Bài học ở những lần xuất ngoại trước đây của Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh và gần đây là Quang Hải là những bài học nhãn tiền mà các CLB hay cầu thủ Việt Nam cần rút kinh nghiệm.
Bình luận (0)