Trên thực tế và trong thực chất thì lại không phải như vậy. Nếu sử dụng đúng ngôn từ thì phải nói đó là bước đi và biểu hiện mới cho thấy giới quân sự Thái Lan đang tiến từ thâu tóm quyền lực đến thao túng chính trường.
NLA được thành lập trên cơ sở bản hiến pháp lâm thời cũng được nhà vua phê chuẩn trước đó. Văn kiện pháp lý này không chỉ do chính quyền quân sự tổ chức soạn thảo mà thực chất còn là sự hợp pháp hóa cuộc đảo chính và hợp hiến hóa vị thế quyền lực cao nhất ở Thái Lan khi ghi rõ giới quân sự được quyền can thiệp vào chính trường, kể cả tiến hành đảo chính, mà không cần tham vấn hoặc xin phép bất kỳ ai.
Tất cả 200 thành viên của NLA đều do chính quyền quân sự chỉ định, trong số đó có 105 sĩ quan quân đội, 11 người thuộc bộ máy cảnh sát, 84 thành viên còn lại là trí thức, cựu thượng nghị sĩ hoặc thương gia... nhưng đều là những người bất đồng quan điểm hoặc là đối thủ chính trị của hai cựu Thủ tướng Thaksin và Yingluck Shinawatra. Một cơ quan lập pháp với cơ cấu thành phần nhân sự như thế không thể làm chức năng lập pháp mà chỉ sắm vai bù nhìn cho giới quân sự. NLA sẽ bầu thủ tướng lâm thời và người này sẽ thành lập nội các. Như vậy, lối đường đã được mở để lãnh đạo chính quyền quân sự trở thành thủ tướng lâm thời và giới quân sự nhiếp chính lâu dài ở nước này.
La Phù
>> Thái Lan báo động nguy cơ khủng bố
>> Thái Lan sẽ đào tạo nữ cảnh sát cho VN
>> Cựu Thủ tướng Thái Lan được phép ra nước ngoài
>> Thủ lĩnh biểu tình Thái Lan bất ngờ đi tu
>> Cựu thái tử Nepal bị bắt tại Thái Lan vì sử dụng ma túy
Bình luận (0)