Tờ The Telegraph dẫn lại một điều mới trong bộ luật hình sự Iran cho thấy: "Nếu tử tù tự nguyện hiến tạng trước hoặc sau khi thi hành án, thì thẩm phán có quyền phối hợp với bộ tư pháp để ra quyết định phù hợp".
Tuy nhiên, Hiệp hội các bác sĩ phẫu thuật Iran kịch liệt phản đối, lo ngại điều luật này "hủy hoại nghề y và danh tiếng của nước Cộng hòa Hồi giáo trên thế giới".
Trả lời phỏng vấn hãng tin ISNA, giáo sư-bác sĩ Ali Jafarian thuộc bệnh viện Khomeini (thủ đô Tehran) cho biết: "Bất kỳ ai sắp bị tử hình không có tâm trạng tự nguyện hiến tạng, ngoại trừ họ bị ép buộc. Chính vì thế, tất cả bác sĩ là thành viên của hiệp hội sẽ kiên quyết không bao giờ tuân thủ điều luật mới".
Thị trường mua bán nội tạng bùng nổ ở Iran do số lượng bệnh nhân cần ghép gan, thận, tim ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.
Hàng ngàn người từ các quốc gia Ả Rập đổ xô đến Iran, chi hàng triệu USD để ghép tạng tại các bệnh viện tư nhân. Ở Iran, mua bán nội tạng là hợp pháp.
|
Theo giám đốc Tổ chức hiến tạng Iran Katayoun Najafizadeh, hiện nước này có hơn 25.000 bệnh nhân đang chờ ghép tạng. Tuy nhiên, trong năm 2018, chỉ có 926 nội tạng, chủ yếu từ nạn nhân thiệt mạng do tai nạn giao thông.
Thiếu thốn nội tạng dẫn đến phát sinh nhiều hệ lụy. Chẳng hạn, người nghèo sẵn sàng tự đăng quảng cáo bán thận với giá rẻ khoảng 10 triệu rial (5,5 triệu đồng)/quả.
Quốc gia duy nhất thế giời từng dùng nội tạng của tử tù là Trung Quốc. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cấm sử dụng nội tạng tử tù kể từ năm 2015.
Bình luận (0)