Tư vấn mùa thi: Ngành công nghệ thông tin có thừa nhân lực?

05/03/2016 16:09 GMT+7

Trên là thắc mắc của em Nguyễn Hiếu, HS Trường THPT Nguyễn Huệ, huyện Di Linh (Lâm Đồng) trong chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức.

Trên là thắc mắc của em Nguyễn Hiếu, HS Trường THPT Nguyễn Huệ, huyện Di Linh (Lâm Đồng) trong chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức.

Học sinh Trường THPT Đức Trọng tham dự buổi tư vấn - Ảnh: Đào Ngọc ThạchHọc sinh Trường THPT Đức Trọng tham dự buổi tư vấn - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Sáng nay 5.3, gần 2.000 học sinh lớp 12 có mặt tại Trường THPT Đức Trọng (Lâm Đồng) để nghe các chuyên gia tư vấn giải đáp những thắc mắc về quy chế kỳ thi THPT quốc gia 2016 và xét tuyển ĐH-CĐ.
Buổi chiều cùng ngày, chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức tiếp tục diễn ra tại Trường THPT Di Linh để tư vấn cho hơn 1.000 học sinh trong huyện.
Rất nhiều câu hỏi liên quan đến các lĩnh vực nghề nghiệp đặc thù của tỉnh Lâm Đồng được học sinh (HS) đặt ra. Chẳng hạn ngành học nào tốt nghiệp có thể làm việc trong lĩnh vực cây trồng, ngành nào có thể chăm sóc chữa bệnh cho gia súc, gia cầm, thú cưng…
Thạc sĩ Nguyễn Trọng Thể, đại diện Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cho biết: “Để trở thành một bác sĩ có thể chữa bệnh cho loài vật, các em có thể xét tuyển vào ngành thú y. Ngành học này sẽ cung cấp những kiến thức về chẩn đoán, phòng bệnh thú y, kiểm dịch… Tốt nghiệp ngành này, các em có thể làm việc tại các phòng nông nghiệp, trạm thú y hoặc mở phòng khám cho thú cưng…”.
Học sinh đặt câu hỏi trực tiếp tại chương trình - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Em Nguyễn Hiếu, HS Trường THPT Nguyễn Huệ, huyện Di Linh thắc mắc: “Ngành công nghệ thông tin có bị dư thừa nhân lực hay không? Ra trường có thể làm việc ở đâu? Em sẽ được học những kiến thức gì?”.
Thạc sĩ Lâm Quang Viên, Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Trường ĐH Đà Lạt thông tin: “Ngành công nghệ thông tin của trường có 2 chuyên ngành với các kiến thức về mạng máy tính và công nghệ phần mềm. Thời gian đào tạo là 4,5 năm. Cơ hội việc làm còn tùy thuộc vào năng lực của sinh viên. Nếu học tốt, các em ra trường sẽ được tuyển dụng ngay”.
Tại Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, ngành công nghệ thông tin ngoài những kiến thức chung, còn đi theo hướng chuyên sâu về ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM chia sẻ: “Như các em thấy, chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin. Lĩnh vực nào cũng cần sử dụng công nghệ thông tin và cơ quan, đơn vị nào cũng cần tuyển dụng nhân lực ngành này. Quan trọng là khi đi xin việc, các em có đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không, có thể hiện mình đủ năng lực và phù hợp với vị trí công việc hay không”.
Hàng ngàn học sinh có mặt từ rất sớm - Ảnh: Đào Ngọc Thạch  
Có mặt tại chương trình tư vấn, thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An, Ủy viên Trung ương Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam đưa ra lời khuyên, để làm bài tốt trong kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh cần nghiên cứu kỹ đề thi những năm trước để nắm được cấu trúc, dạng đề. Đồng thời học đầy đủ, không học tủ.
Thạc sĩ Đào Lê Hòa An lưu ý: “Các em cần bình tĩnh đọc đầy đủ đề thi, chọn câu hỏi dễ làm trước để lấy điểm. Đến câu hỏi khó thì cũng phải làm hết sức mình, không bỏ lỡ bất cứ phần nào vì chỉ cần được thêm 0,25 điểm là cũng có nhiều lợi thế khi xét tuyển”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.