Tu viện gần 120 tuổi ở TP.HCM được phủ khắp màu xanh cây cối

19/03/2023 11:47 GMT+7

Vì trân quý từng cọng cỏ, ngọn cây như chính hơi thở của mình, những người tu hành đã phủ màu xanh của cây cối ở mọi nơi, tạo dấu ấn đặc biệt cho tu viện Khánh An.

Vốn nổi tiếng với nét kiến trúc Á Đông, không gian xanh mát một màu, tu viện Khánh An (Q.12, TP.HCM) gần đây được nhiều người trẻ tìm đến để nghe các bài thuyết pháp, tham dự khóa tu ngắn ngày.

Không chỉ là nơi chiêm bái Phật, lễ chùa, nơi đây được nhiều người nhận xét như một "ngôi chùa Nhật Bản" nên thường đến chụp ảnh, check-in.

Ghé thăm tu viện mát lành tràn ngập cây xanh: nơi yêu từng ngọn cỏ, hơi thở

Thượng tọa Thích Trí Chơn, viện chủ tu viện Khánh An cho biết, nơi đây được tổ Trí Hiền sáng lập năm 1905. Vào khoảng đầu thế kỷ 20, tổ Trí Hiền đã lập ra một am tranh nhỏ để tu niệm. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, một số chí sĩ đã vào ở ngay tu viện Khánh An này.

Năm 1942, tổ Trí Hiền viên tịch. Từ năm 1942 đến 1981, đệ tử của ngài - hòa thượng Thích Thiện Nghĩa, hòa thượng Thích Hồng Lạc là các viện chủ tiếp theo. Năm 1998, thượng tọa Thích Trí Chơn kế thừa làm viện chủ đời thứ tư đến ngày hôm nay.

Tu viện gần 120 tuổi khắp nơi phủ màu xanh cây cối ở TP.HCM - Ảnh 1.

Những ngày đầu, tu viện Khánh An là một am tranh nhỏ, xung quanh là đồng, ruộng, ao... Sau này, viện chủ xin phép san lấp, xây dựng. Kiến trúc ở đây không có rồng, không có phượng cũng không có những con linh thú. Viện chủ cho biết, tu viện được xây dựng theo phong cách chùa cổ của người Việt Nam

Vũ Phượng

Tu viện Khánh An có những màu chủ đạo như: màu xám của ngói, màu nâu gợi lại hồi ức ngôi cổ tự xa xưa của dân tộc, màu trắng của những ngôi chùa hàng ngàn năm trước. Ngoài ra, tu viện có điểm thêm những hình ảnh màu vàng giống như chất liệu đồng - Ảnh: Vũ Phượng

Khám phá tu viện gần 120 tuổi khắp nơi phủ màu xanh tươi mát ở TP.HCM - Ảnh 3.

Thượng tọa Trí Chơn giải thích, nơi đây được gọi là tu viện vì muốn nói giảm thiểu đi sắc màu của tín ngưỡng, của tôn giáo. "Tu ở đây là người xuất gia cũng tu, người Phật tử hay tại gia cũng tu, hễ đến đây là để tu, để chuyển hóa mình. Khi một người đến để thấy Phật, để thấy Bồ Tát, để thấy sự linh thiêng, thì cái đó chưa thấy, phải làm sao thấy được mình, thấy được giá trị ở trong mỗi con người và có khả năng chuyển hóa mình. Đó mới gọi là đi chùa, đó mới gọi là đi tu", viện chủ tu viện Khánh An nói

Vũ Phượng

Khám phá tu viện gần 120 tuổi khắp nơi phủ màu xanh tươi mát ở TP.HCM - Ảnh 4.

Hiện tu viện Khánh An có khoảng 20 vị và hành trì chủ yếu là thiền tứ niệm xứ: sáng sớm, trưa, chiều, tối; cùng 1 giờ thiền trước khi ngủ. Tu viện Khánh An cũng nổi tiếng với các khóa tu Sống tỉnh thức được tổ chức đều đặn, thu hút từ 500 - 1.000 người tham dự

Diệu Mi

Khám phá tu viện gần 120 tuổi khắp nơi phủ màu xanh tươi mát ở TP.HCM - Ảnh 5.

Ngoài các khóa tu, tu viện Khánh An cũng tiếp những bạn trẻ, những người trung niên đang gặp câu chuyện sang chấn tâm lý, do khó khăn trong cuộc sống, trầm cảm...

Vũ Phượng

Dấu ấn của tu viện đó chính là màu xanh của cây cối. Thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ, người tu rất là yêu môi trường, quý trọng môi trường và trân quý từng cọng cỏ, từng ngọn cây, trân quý như chính hơi thở của mình, như lẽ sống của mình. "Ở đây chỗ nào nhiều đất trồng cây to, ít đất trồng cây nhỏ, những thảm đất trồng cây cỏ mà không trồng được cây nữa thì trồng dây leo để cho nó phủ màu xanh để cho mọi người đến có được màu xanh tươi mát, góp phần xây dựng môi trường xanh sạch", viện chủ tu viện Khánh An nói - Ảnh: Vũ Phượng

Khám phá tu viện gần 120 tuổi khắp nơi phủ màu xanh tươi mát ở TP.HCM - Ảnh 7.

Tên gọi của từng khu ở tu viện đều khiến những người đến dừng lại đôi ba phút để đọc và cảm nhận như: Phật đường tỉnh thức, Pháp đường chánh niệm, Pháp đường thấy và biết, Khách đường thảnh thơi, nơi ở của chư Tăng là Tăng đường vững chãi...

Vũ Phượng

Khám phá tu viện gần 120 tuổi khắp nơi phủ màu xanh tươi mát ở TP.HCM - Ảnh 8.

Tu viện Khánh An cũng thường xuyên có các hoạt động an sinh xã hội, thiện nguyện giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn

Diệu Mi

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.