Trong báo cáo mới nhất của WHO được công bố ngày 24.5, vào giai đoạn 2019 - 2021 khi Covid-19 bùng phát, tuổi thọ trung bình toàn cầu đã giảm 1,8 năm xuống còn 71,4 tuổi, bằng với mức của năm 2012. Tương tự, tuổi thọ khỏe mạnh trung bình toàn cầu giảm 1,5 năm xuống còn 61,9 tuổi.
Mức giảm cũng có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực. Những thành viên WHO khu vực châu Mỹ và Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, khi tuổi thọ trung bình giảm gần 3 năm, trong khi khu vực Tây Thái Bình Dương chỉ giảm 0,1 năm.
Báo cáo của WHO cũng nêu rõ Covid-19 là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ ba thế giới vào năm 2020 và thứ hai vào năm 2021, với 13 triệu người chết do đại dịch. Trong khi đó, nguyên nhân chính gây tử vong trước dịch là các bệnh không lây nhiễm (NCD) - như bệnh tim mạch, ung thư, đột quỵ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tiểu đường, các bệnh suy giảm trí nhớ - chiếm 74% số ca tử vong trong năm 2019. Trong đại dịch, những bệnh NCD cũng chiếm 78% trường hợp tử vong không do Covid-19.
"Mặc dù có tiến bộ đáng khích lệ ở một số quốc gia, tuổi thọ trung bình toàn cầu đã giảm, và điều gây sốc là thế giới vẫn chưa cho thấy khả năng đạt được dù chỉ một trong số 32 mục tiêu phát triển bền vững về y tế", tiến sĩ Samira Asma, trợ lý tổng giám đốc WHO phụ trách về dữ liệu, nói trong họp báo ngày 24.5, theo trang Euronews.
AstraZeneca vì sao thu hồi giấy phép một loại vắc xin Covid-19?
WHO cũng ghi nhận "gánh nặng kép" về tình trạng suy dinh dưỡng và béo phì, với hơn 1 tỉ người từ 5 tuổi béo phì vào năm 2022 và hơn 500 triệu người thiếu cân. Bên cạnh đó, có 16% người khuyết tật vào năm 2021, tương đương 1,3 tỉ người.
Bình luận (0)