Xe

'Tương kế, tựu kế' của Ấn Độ trước Trung Quốc

26/05/2016 09:19 GMT+7

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có chuyến thăm rất thành công ở Iran.

Sau 15 năm mới có người đứng đầu chính phủ Ấn Độ đến Iran dù 2 nước là láng giềng. Ở Iran đang bình minh một thời kỳ mới sau khi vấn đề hạt nhân được giải quyết và phương Tây dần dỡ bỏ bao vây, cấm vận. Điều này mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư mà Ấn Độ muốn tận dụng với lợi thế nước láng giềng và là đối tác quan trọng của Iran.
Trong số 12 thỏa thuận hợp tác được ký kết nhân chuyến thăm của ông Modi, đáng chú ý nhất về phương diện chính trị và chiến lược là Ấn Độ đầu tư 500 triệu USD để xây dựng hải cảng Chabahar cho Iran. Cảng này ở gần biên giới giữa Iran và Pakistan và nằm không xa cảng Gwadar của Pakistan do Trung Quốc đầu tư xây dựng. Gwadar là điểm cuối của cái gọi là Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan giúp Bắc Kinh mở tuyến xuyên suốt Nam Á để thông ra Ấn Độ Dương.
Với dự án cảng Chabahar, Ấn Độ dùng Iran để mở tuyến từ Ấn Độ Dương thâm nhập khu vực Trung Á AFP
Với dự án cảng Chabahar, Ấn Độ vận dụng đúng kế sách của Trung Quốc, chỉ với chiều hướng ngược lại.
Trung Quốc cần Pakistan để làm cửa ngõ tiếp cận Ấn Độ Dương thì Ấn Độ dùng Iran và Afghanistan để mở tuyến từ Ấn Độ Dương thâm nhập khu vực Trung Á. Trung Quốc dùng Pakistan để tiến sát Ấn Độ và thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của Ấn Độ thì Ấn Độ dùng sự hợp tác với Iran và Afghanistan để làm đối trọng, cũng như mở rộng phạm vi ảnh hưởng tới sát Trung Quốc.
Đương nhiên, không bên nào công khai xác nhận ý định đối phó lẫn nhau nhưng ngầm ý thì không khó để nhận ra.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.