Trong đó vốn ODA Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) chiếm khoảng hơn 20.000 tỉ đồng, Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) hơn 11.000 tỉ đồng, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EID) hơn 5.000 tỉ đồng, còn lại vốn đối ứng gần 12.000 tỉ đồng.
Tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Tham Lương dài hơn 11 km, đi qua địa bàn các quận: 1, 3, 10, 12, Tân Bình và Tân Phú. Số lượng đoàn tàu ban đầu dự kiến là 10 đoàn (tàu 3 toa), sau đó tăng lên 17 đoàn tàu với công suất tối đa 40.000 khách/giờ/hướng.
tin liên quan
TP.HCM kêu gọi nhà đầu tư tham gia làm tuyến metro số 5Hiện đã cơ bản hoàn thành các thủ tục và bắt đầu triển khai việc chi trả bồi thường, tiếp nhận mặt bằng trên địa bàn 6 quận bị ảnh hưởng bởi dự án; đã có khoảng 10% số hộ dân bị ảnh hưởng nhận bồi thường và khoảng 5% số hộ dân đã bàn giao mặt bằng.
Dự án được UBND TP.HCM phê duyệt từ năm 2010 với tổng mức đầu tư chỉ hơn 26.000 tỉ đồng. Trong quá trình triển khai, dự án đã đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc, từ đó dẫn đến phải điều chỉnh thời gian thực hiện và làm tăng chi phí đầu tư. Một trong những nguyên nhân gây chậm trễ dự án, là do có sự khác biệt về quy định pháp lý giữa Việt Nam và các nhà tài trợ vốn ODA.
Dự kiến các mốc thời gian thực hiện chính: 2017 - 2018 tổ chức đấu thầu song song điều chỉnh dự án; năm 2019 khảo sát và thiết kế kỹ thuật; năm 2020 - 2023 tổ chức thi công; năm 2024 kiểm tra hoàn thành, vận hành chạy thử và khai thác.
TP.HCM cần đến 25 tỉ USD làm đường sắt đô thị
Ngày 14.6, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ GTVT nghiên cứu cơ chế, chính sách đặt thù để phân cấp, phân quyền cho UBND cấp tỉnh trong việc quyết định phê duyệt các dự án đường sắt đô thị, bởi các dự án này với đặc thù vốn đầu tư lớn, thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thủ tục dự án phải trình duyệt qua nhiều cấp có thể dẫn đến chậm trễ việc triển khai.
Bên cạnh đó, các dự án đường sắt đô thị có tính chất kỹ thuật phức tạp và đang được tài trợ từ các quốc gia có công nghệ khác nhau (Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha…) nên khó đảm bảo việc kết nối giữa các tuyến để phát huy hiệu quả của hệ thống, do vậy Bộ GTVT cũng cần sớm nghiên cứu và ban hành quy chuẩn kỹ thuật chung làm cơ sở triển khai việc tích hợp và kết nối giữa các tuyến khi xây dựng.
Theo UBND TP.HCM, qua 10 năm thực hiện chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt, tổng chiều dài của toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM khoảng 220 km với tổng vốn đầu tư ước tính gần 25 tỉ USD, song trên thực tế chỉ mới có tuyến Bến Thành - Suối Tiên đang được thi công (vốn khoảng 2,4 tỉ USD, dài gần 20 km, dự kiến năm 2020 mới hoàn thành).
Riêng các tuyến còn lại do ngân sách eo hẹp nên đã kéo dài thời gian tổ chức thực hiện quy hoạch. Trong khi đó, thời gian xem xét và phê duyệt danh mục tài trợ vốn ODA của các bộ ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ còn khá chậm, thời gian chuẩn bị các dự án mất khoảng 2-3 năm từ khâu đề xuất ý tưởng cho đến khi ký điều ước quốc tế, nên khi dự án đi vào giai đoạn triển khai thực hiện phải điều chỉnh lại thiết kế, tổng mức đầu tư...
Đặc biệt, một số quy định về đầu tư của pháp luật Việt Nam có sự khác biệt với các quy định của nhà tài trợ vốn ODA nên mất nhiều thời gian đàm phán, làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Bình luận (0)