Trước khi bước vào phần đối đáp của Viện KSND TP.Hà Nội, sáng 28.12, phiên xét xử sơ thẩm đại án AIC tạm nghỉ nửa ngày, tòa dự kiến tiếp tục làm việc vào 15 giờ chiều nay.
Nhiều bị cáo được nguyên đơn xin giảm hình phạt
Trong vụ án, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty CP Tiến Bộ Quốc tế (sau đây viết tắt là Công ty AIC), bị cáo buộc là kẻ chủ mưu, cầm đầu, bị đề nghị mức án 30 năm tù về các tội “đưa hối lộ” và “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Các bị cáo trong vụ án |
trần tâm |
Bản luận tội cáo buộc, dù biết rõ Công ty AIC không đủ năng lực nhưng để trúng thầu tại dự án Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, bị cáo Nhàn đã thiết lập mối quan hệ với lãnh đạo địa phương và dùng nhiều thủ đoạn gian lận để tham gia đấu thầu và trúng 16 gói thầu tại dự án, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 152 tỉ đồng.
Sau đó, bị cáo Nhàn và nhân viên đã nhiều lần đưa tổng cộng 43,8 tỉ đồng cho các lãnh đạo tỉnh Đồng Nai để “cảm ơn”.
Cựu lãnh đạo AIC xin giảm án cho 6 'đàn em' nhưng không xin cho mình |
Tại tòa, đại diện UBND tỉnh Đồng Nai, nguyên đơn dân sự tiếp tục giữ quan điểm đề nghị bị đơn dân sự là Công ty AIC và bà Nhàn phải có trách nhiệm bồi thường hơn 152 tỉ đồng là thiệt hại của vụ án.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành (bên trái) và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái hầu tòa về tội nhận hối lộ |
trần tâm |
Ngoài ra, đại diện UBND tỉnh Đồng Nai mong HĐXX xem xét nhân thân, đánh giá sự thành khẩn khai báo, thành tích cá nhân để lượng hình, khoan hồng cho các bị cáo từng là lãnh đạo, cán bộ, công nhân, viên chức của tỉnh Đồng Nai. Đại diện UBND tỉnh Đồng Nai cho hay đây là vụ án kinh tế và phần thiệt hại về cơ bản đã xác định được lối ra, Công ty AIC đã cam kết bồi thường.
Bên cạnh đó, đại diện UBND tỉnh Đồng Nai cho hay, qua cáo trạng cũng như quá trình xét xử thì thấy nhiều bị cáo là cán bộ, nhân viên các doanh nghiệp phạm tội với lỗi vô ý, phạm tội ở vai trò giúp sức mờ nhạt và nhiều người phạm tội vô ý. Do vậy, đại diện UBND tỉnh Đồng Nai cũng mong tòa xem xét giảm nhẹ, có chính sách khoan hồng phù hợp với các bị cáo này.
Đề nghị hủy kê biên khu đất hơn 4.000 m2
Trong vụ án, để đảm bảo thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước, quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã phong tỏa hơn 107 tỉ đồng trong 4 tài khoản của Công ty AIC và nhiều nhà đất của bị cáo Nhàn.
Ngoài ra, khu đất rộng hơn 4.000 m2 tại P.Xuân Đỉnh (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được Sở TN-MT Hà Nội cấp cho Công ty CP Bất động sản AIC (công ty con của AIC) cũng bị kê biên.
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty AIC, đang bỏ trốn |
AIC |
Tại tòa, ông Lê Đức Thắng, đại diện Bất động sản AIC cho hay, khu đất 4.000 m2 từ lâu đã không còn là của bà Nhàn hay Công ty AIC nữa. Theo ông Thắng, Ban lãnh đạo BĐS AIC rất ngạc nhiên khi nhận được quyết định kê biên khu đất này và cho rằng đây là quyết định thiếu căn cứ pháp luật. Bởi bà Nhàn và Công ty AIC không có quyền sở hữu cũng không liên quan đến việc sở hữu khu đất.
Theo ông Thắng, năm 2009, UBND TP.Hà Nội có văn bản chấp thuận chủ trương chuyển nhượng dự án (xây dựng trụ sở văn phòng kết hợp bãi đỗ xe kinh doanh) trên khu đất diện tích hơn 4.000 m2 sang cho Công ty AIC.
Bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga, cựu lãnh đạo duy nhất của Công ty AIC hầu tòa, các bị cáo khác đang bỏ trốn |
trần tâm |
Năm 2010, UBND TP.Hà Nội ra quyết định về việc thu hồi, giao cho Công ty AIC tiếp tục thực hiện dự án. Sau đó, Bất động sản AIC thuê lại 4.000 m2 đất kể trên với hình thức sử dụng đất, thuê đất trả tiền hàng năm trong thời hạn 50 năm. Năm 2012, Sở TN-MT Hà Nội cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lô đất trên cho Bất động sản AIC.
Ông Thắng cho hay, trước đây bà Nhàn là một trong 12 cổ đông của Bất động sản AIC. Tuy nhiên, tháng 4.2021, bà Nhàn cùng toàn bộ 11 cổ đông đã ký hợp đồng chuyển nhượng 100% cổ phần cho 3 doanh nghiệp gồm Công ty bất động sản Prime Land (99% cổ phần), Công ty CP thành phố Xanh và Công ty đầu tư xây dựng Thái Sơn (mỗi doanh nghiệp 0,5% cổ phần). Sau đó, Công ty Thái Sơn và Công ty thành phố Xanh lại chuyển toàn bộ số cổ phần của mình cho Công ty CP Tập đoàn R&H và bà Phạm Thị Hạnh.
Toàn cảnh phiên tòa |
trung kiên |
Như vậy, từ tháng 4.2021, bà Nhàn đã không còn là cổ đông của Bất động sản AIC và không còn bất kỳ quyền lợi, nghĩa vụ gì liên quan.
“Tôi đề nghị HĐXX tuyên hủy lệnh kê biên cũng như trả lại sự công bằng để công ty tiếp tục thực hiện dự án của mình”, ông Thắng nói.
Ngoài ra, ông Thắng cho hay đã nộp đủ giấy tờ thể hiện Bất động sản AIC không còn là của Công ty AIC hay bị cáo Nhàn nhưng chưa được tòa ghi nhận. Ông thắng kiến nghị tòa có thể triệu tập Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH-ĐT Hà Nội để làm rõ nội dung này.
Đại án AIC: Đề nghị cho bà Bồ Ngọc Thu hưởng 9 tình tiết giảm nhẹ |
Bình luận (0)