Tư lệnh Lục quân Ukraine Oleksandr Syrskyi ngày 28.3 tuyên bố lực lượng nước này muốn khiến quân Nga gần Bakhmut (thuộc vùng Donetsk ở miền đông) phải mệt mỏi và chịu thiệt hại nặng nề. Phát biểu với các binh sĩ, tướng Syrskyi cho biết lực lượng Nga vẫn tập trung tại Bakhmut sau nhiều tháng giao tranh, theo Reuters.
Vũ khí hạng nặng
Ông Syrskyi gặp gỡ các binh sĩ gần tiền tuyến trong bối cảnh Ukraine chuẩn bị đợt phản công lớn, sau khi nhận xe tăng hạng nặng từ phương Tây. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov ngày 27.3 thông báo đã nhận được những chiếc xe tăng Challenger 2 đầu tiên do Anh cung cấp, theo AFP. Anh đã cam kết sẽ gửi 14 chiếc Challenger 2 cho Ukraine, nhưng chưa rõ có bao nhiêu chiếc đã được đưa đến.
Xem nhanh: Ngày 397 chiến dịch, xe tăng, thiết giáp Đức, Anh đến Ukraine; Nga sẽ kiệt sức ở Bakhmut?
Quân đội Ukraine cũng đăng lên Twitter bức ảnh lực lượng này nhận được xe chiến đấu bộ binh Stryker và xe chở quân bọc thép Cougar của Mỹ, xe tăng Challenger của Anh và xe chiến đấu bộ binh Marder của Đức.
Cùng ngày, Thủ tướng Đức Olaf Scholz thông báo đã chuyển xe tăng Leopard 2 đến Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết toàn bộ 18 chiếc Leopard 2 đã được đưa đến Ukraine. Ngoài ra, Reuters dẫn nguồn tin an ninh tiết lộ Đức cũng gửi 40 xe Marder và 2 xe cứu hộ bọc thép. Bồ Đào Nha cũng đã chuyển 3 xe tăng Leopard 2 cho Ukraine.
Nga chỉ trích phương Tây
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ra tuyên bố Moscow bảo lưu quyền thực hiện thêm các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia giữa "cuộc chiến tổng lực" của phương Tây.
"Sẽ là ngây thơ nếu cho rằng chúng tôi sẽ không áp dụng bất kỳ biện pháp đối phó quân sự và kỹ thuật nào trong lĩnh vực này sau khi phương Tây phát động một cuộc chiến tổng lực chống lại Nga", TASS dẫn lời bà Zakharova phát biểu. Nhà ngoại giao này còn nhắc lại việc Mỹ và NATO tuyên bố kế hoạch khiến Nga "thất bại chiến lược".
Ukraine đặt mục tiêu khiến quân đội Nga cạn kiệt ở Bakhmut
Phần Lan được mở đường tiến gần NATO
Quốc hội Hungary ngày 27.3 chấp thuận đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan, đưa quốc gia Bắc Âu tiến gần hơn để trở thành thành viên đầy đủ của liên minh quân sự, theo AP. Phần Lan cùng Thụy Điển năm ngoái nộp đơn xin gia nhập NATO. Đến nay, Phần Lan chỉ còn cần thêm cái gật đầu từ Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi hồ sơ của Thụy Điển vẫn bị mắc kẹt tại quốc hội Hungary lẫn Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuần trước cho biết quốc hội sẽ bắt đầu phê chuẩn việc gia nhập của Phần Lan, song vẫn chưa giải quyết trường hợp Thụy Điển.
Khánh Như
Trong khi nhiều nước châu Âu tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine, thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev cho rằng sự sụp đổ của Liên minh châu Âu sẽ không còn xa. Theo ông, châu Âu khó có thể tiếp tục chịu được "kiến trúc thượng tầng siêu quốc gia" đẩy họ vào xung đột với Moscow.
Trong diễn biến khác, đề nghị của Nga kêu gọi điều tra độc lập vụ nổ đường ống khí đốt Nord Stream đã không được thông qua tại HĐBA LHQ ngày 27.3.
Liên quan vũ khí hạt nhân, Reuters hôm qua đưa tin Bộ Ngoại giao Belarus cho biết nước này quyết định chứa vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sau nhiều năm chịu áp lực từ Mỹ và NATO nhằm thay đổi định hướng chính trị và địa chính trị. Minsk cũng nói kế hoạch hạt nhân của Nga không trái với các thỏa thuận quốc tế, vì Belarus sẽ không kiểm soát những vũ khí đó.
Lực lượng Wagner đặt quảng cáo khổng lồ tuyển quân sau tổn thất ở Ukraine
Bình luận (0)